Ngoài việc được trồng rộng rãi để làm cảnh, cây trà hoa vàng còn là thần dược chữa được bách bệnh mà người tiêu dùng đang tìm kiếm bấy lâu. Để biết được tác dụng của thể của cây trà hoa vàng là gì, mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Đọc thêm: Liệt kê những lợi ích tuyệt vời khi bạn uống trà xanh
Trà hoa vàng là gì?
Trà hoa vàng có tên khoa học là Camellia chrysantha, là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae. Trà hoa vàng là cây bụi có cây thân gỗ nhỏ trông như cây chè xanh bình thường mọi người vẫn biết, cao khoảng 2-5m, màu nâu nhạt, họ sơn trà (Theaceae).Hoa có màu sắc vàng, vàng nhạt như hoa hồng. Thông thường từ khi nhân giống, với điều kiện đất tốt thì từ 4 năm cây đã cho hoa.
Hoa trà mọc đơn độc trên cuống dài 7–10 mm, lá bắc dài xanh đậm có gân, vòi nhụy 3-4, dính nhau một phần. Quả nang to 3 cm, vỏ quả dày 3mm, thường sinh sống ở những khu vực độ ẩm cao, các vùng cao, Tây Nguyên, Tây Bắc…
Trà hoa vàng được nuôi trồng để sử dụng lá hãm trà uống hằng ngày, dùng búp và hoa làm dược liệu chữa bệnh cực tốt và dùng làm trà uống chữa nhiều bệnh. Theo nghiên cứu trong trà hoa vàng nó có chứa tới hơn 400 thành phần dinh dưỡng, nổi trội là Saponin, Tea polyphenon và các nguyên tố như Selenium…
Ngoài công dụng từ các bộ phận cây, những cây trà hoa vàng lâu năm vẫn được khai thác lấy gỗ, trồng tầng dưới rừng phòng hộ, làm cảnh, làm đồ uống cao cấp như trà túi lọc thượng hạng…
Phân loại cây trà hoa vàng
Hiện nay, có rất nhiều loại trà hoa vàng được phân theo vùng trồng, tuy nhiên nổi tiếng nhất vẫn là các loại trà hoa vàng sau:
– Trà hoa vàng Tam Đảo
– Trà hoa vàng Ba Vì
– Trà hoa vàng Cúc Phương
– Trà hoa vàng Ba Chẽ
– Trà hoa vàng Sơn Động
Trà hoa vàng có thể tìm thấy ở đâu?
Trà hoa vàng ưa khí hậu nhiệt đới nước ta, thường mọc ở nơi đất tơi xốp bên bờ suối có bóng râm, thoát nước tốt. Hiện nay trà hoa vàng thường mọc nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Nghệ An….
Hiện nay nguồn dược liệu trà hoa vàng ngoài tự nhiên còn rất ít do thời gian trước đây người dân không biết được giá trị của cây trà này nên đã chặt phá làm rẫy hoặc bán rẻ cho thương lái Trung Quốc. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây người dân đã biết được giá trị kinh tế cực cao của loài cây này, nhà nước cũng đã có hướng bảo tồn, phát triển nên nguồn dược liệu này đã có những bước phát triển khá tốt. Nhiều hộ dân cũng đã nhân giống thành công giúp tăng sản lượng trà hoa vàng cung cấp cho thị trường thế giới.
Đọc thêm: Trà Linh Chi Xạ Đen
Tác dụng của trà hoa vàng
Trà hoa vàng được coi là thần dược, chữa bách bệnh, trong đó phải kể đến các tác dụng cực quý này:
Thần dược duy trì tuổi xuân
Trà hoa vàng chứa nhiều các nguyên tố vi lượng cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người: Selen, Germanium, Molypden, Vanadium, vitamin C và E, ngoài ra trong trà còn có hàm lượng đáng kể các hợp chất Polysaccharide, Polyphenol, Saponin, Flavonoids,.. có khả năng chống oxy hoá, ức chế gốc tự do, cân bằng chuyển hoá.
Hoạt chất EGCG trong trà được cho là có tác dụng mạnh hơn gấp 200 lần so với Vitamin E, một nghiên cứu khác về trà cho thấy dùng trà mang lại hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa sạm da – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư da.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, Trà hoa vàng có tác dụng dưỡng sinh, làm chậm quá trình lão hóa, cho làn da trắng sáng. Tại một số nơi ở Trung quốc, Trà hoa vàng được trồng trong những khu sinh thái, nơi nghỉ dưỡng.
Tốt cho tim mạch
Nhóm các hợp chất polyphenol và polysaccharid trong Trà hoa vàng được chứng minh là có tác dụng trong việc điều hoà mỡ máu, ức chế sự tổng hợp các acid béo trong cơ thể.
Các hợp chất trong Trà hoa vàng còn có khả năng ổn định huyết áp, hạn chế huyết khối, giúp cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, cũng như ổn định khả năng miễn dịch của cơ thể.
Trong lá trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt), giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu trong khi nếu dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33.2%.
Đọc thêm: Cây đinh lăng- cây sâm của người nghèo!
Tốt cho bệnh tiểu đường
Lá trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, giúp cải thiện tình trạng bệnh đái tháo đường. Các hợp chất chống oxy hoá có trong trà có tác dụng dọn dẹp gốc tự do, giúp cải thiện các biến chứng của tiểu đường. Ngoài ra trong trà có các hợp chất có tác dụng cân bằng các chuyển hoá trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở mức vừa phải, đốt cháy chất béo ở cả đối tượng bị tiểu đường và không bị tiểu đường. Rõ ràng đây là thức uống tốt cho người bị tiểu đường, chi phí hợp lý đối với hiệu quả đem lại.
Giải độc gan hiệu quả
Khi tế bào gan đã bị tổn thương, các chức năng gan không hoạt động được bình thường sẽ tác động nguy hại đến sức khỏe. Nếu các chất độc không được đào thải ra ngoài nhanh chóng sẽ tích lại trong cơ thể và gây ngộ độc. Do vậy phòng bệnh là cách tốt nhất cho những người thường xuyên tiếp xúc với các nguy cơ cao gây bệnh cho gan. Ngoài một số hoa quả như chanh, bưởi cam, táo được khuyên dùng để có lợi cho gan thì các loại thức uống có nguồn gốc từ thiên nhiên như Trà hoa vàng được đặc biệt chú ý bởi chất oxy hóa tuyệt vời trong trà là một thành phần không thể thiếu trong việc loại bỏ các cholesterol có hại trong gan cũng như trong cơ thể.
Không chỉ vậy, trà hoa vàng còn chứa hợp chất flavonoid có tác dụng ngăn ngừa không cho virus viêm gan C thâm nhập vào gan.
Dược liệu quý trong việc chữa trị ung thư
Trong cuốn “Các loại trà của vườn quốc gia Tam Đảo” có nhắc tới Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối U đến 33,8%. Trong khi y học cho rằng chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trà hoa vàng có thể thay phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư như ung thư tuyến bạch huyết ngay cả ở giai đoạn cuối, đem lại kết quả hết sức khả quan.
Ngoài ra, sử dụng trà hoa vàng có thể chữa được chứng táo bón, một số bệnh về đường hô hấp, bài tiết (chứng tiểu khó và vàng), chứng khí thũng hay co thắt dạ con ở phụ nữ đều có thể sử dụng thức uống này như một phương pháp chữa trị đơn giản lại sớm mang lại kết quả.
Với hơn 400 dưỡng chất và hợp chất có lợi cho sức khỏe, hoa trà vàng là một trong những loài thực vật tự nhiên giàu dưỡng chất nhất có tác dụng lớn lao đối với cơ thể mỗi người.
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến trà hoa vàng
Cách chế biến và thu hái như thế nào?
Lá búp được thu hái quanh năm, hoa thường được thu hái vào thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm (Vào mùa xuân). Trong các bộ phận trên thì hoa trà hoa vàng là bộ phận có giá trị kinh tế cao nhất (Hiện nay giá bán hoa trà loại thượng hạng giao động từ 14 triệu đến 15 triệu đồng/1kg).
Trồng trà hoa vàng như thế nào để đạt năng suất cao?
Trà hoa vàng từ lâu đã được biết đến là một loài thực vật quý, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng trong tự nhiên. Ngoài tác dụng cải thiện môi trường, làm cây cảnh trang trí thì trà hoa vàng còn là một loại dược liệu tốt. Dưới đây là hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây trà hoa vàng đạt hiệu quả.
+ Chuẩn bị đất trồng
Khâu chuẩn bị đất rất quan trọng với cây trà hoa vàng. Nó giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt, đồng thời ngăn ngừa nấm bệnh về sau.
Có thể sử dụng đất ruộng, đất phù sa hay đất đồi trồng trà hoa vàng đều được. Tuy nhiên, đất trồng cần phải được phơi khô (diệt trừ nấm bệnh), hoặc ủ để loại bỏ các chế phẩm sinh học. Đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây.
Nếu bạn sử dụng đất ruộng hoặc đất phù sa, thì nên trộn thêm 10 – 15% phân bò đã ủ hoai mục, khoảng 20% trấu hun để giúp đất thêm thông thoáng. (Nếu có điều kiện, bạn có thể bổ sung thêm một chút kali vào giá thể).
Đọc thêm: Bồ công anh- cây thuốc quen thuộc mà quý giá của người Việt
+ Chọn chậu trồng trà hoa vàng
Việc trồng trên chậu cảnh rất thích hợp đối với cây trà hoa vàng. Trồng trên chậu cũng dễ chăm sóc bê qua lại khi trời gặp nắng hoặc mưa quá to.
Chọn những chậu có kích thước phù hợp với cây, sử dụng những viên sỏi và than hoa để rải xuống đáy chậu (tạo độ thông thoáng).
+ Nhiệt độ và ánh sáng
Trà hoa vàng phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ 25-30 độ C. Vào những ngày nắng to, có thể sử dụng hệ thống phun sương để tưới nước giữ ẩm cho cây.
Đặc tính của trà hoa vàng là không thích sống trong điều kiện có ánh nắng chiếu trực tiếp cả ngày. Nếu trồng nhiều chậu, bạn có thể sử dụng lưới đen để hạn chế ánh nắng chiếu. Ngoài ra, trồng trà hoa vàng dưới tán các cây lớn khác cũng là một ý tưởng tốt.
+ Nhân giống trà hoa vàng
Bạn có thể mua cây giống từ ngoài chợ về trồng hoặc chủ động nhân giống từ cây trà có sẵn. Cách nhân giống bằng biện pháp giâm Hom khá phổ biến. Sử dụng kéo sắc cắt những đoạn hom dài 15-20cm ( chọn đoạn cây khỏe mạnh, bánh tẻ). Ngâm hom vào dung dịch kích thích ra rễ, tiếp đến cắm hom vào bầu đất ẩm. Đặt hom giâm nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Nếu như gặp thời tiết thuận lợi, cũng như được tưới nước giữ ẩm thường xuyên thì tỉ lệ hom giâm thành công là khá cao.
Ngâm rượu trà hoa vàng cần biết điều gì?
– Mua một ít quả non về ngâm rượu, tại sao không?
Theo những người mua quả trà hoa vàng non về ngâm rượu tâm sự, rượu ngâm từ quả trà hoa vàng dùng chỉ một ít thôi đã thấy được công dụng trị kém ăn, mỏi mệt, tăng cường sinh lực. Họ mua quả non về để dành ngâm rượu dùng dần, khi người thân, người quen cần thì biếu lấy thảo. Cứ rửa sạch, phơi héo, cho vào ngâm rượu là xong.
– Bình rượu ngâm từ hoa trà vàng cũng thơm ngon không kém
Không chỉ quả trà hoa vàng ngâm rượu mới có vị ngon, ngâm rượu từ hoa trà vàng uống cũng rất mát. Mỗi ngày, bạn có thể “làm” tầm 2 cốc trong mỗi bữa cơm, rất tốt cho cơ thể. Cũng bằng cách phơi khô những đoá hoa hái từ cây trà hoa vàng chừng 2-3 nắng, rồi ngâm trong rượu 40 độ vài tháng. Bạn sẽ có được một bài thuốc cổ truyền cực quý.
– Đừng dùng quá liều đến mức mất đi công năng của rượu trà hoa vàng
Nếu uống quá nhiều trà hoa vàng ngâm rượu, rất có thể bạn sẽ không thấy được hiệu quả mà thảo dược này mang lại. Ngoài ra, nên nhớ rằng những bông hoa của cây trà hoa vàng có vị rất đắng, không phải ai cũng cảm thấy hương vị này dễ chịu khi thưởng thức. Cùng với đó, hoa trà vàng muốn làm thuốc tốt thì phải được hái vào thời điểm hoa vừa đến độ.
Những đối tượng nào không nên uống trà hoa vàng?
– Người suy nhược thần kinh: Caffein trong trà có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh. Khi thần kinh suy nhược nhưng vẫn uống trà đặc vào buổi chiều và tối, sẽ dẫn tới mất ngủ, khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Người bệnh nên uống trà hoa vào buổi sáng và trà xanh và trưa muộn để có được tinh thần tỉnh táo phấn chấn.
– Người bị loét dạ dày: Trà là một loại chất kích thích bài tiết axit dạ dày. Uống trà có thể làm tăng lượng axit dạ dày, kích thích cho bề mặt loét. Vì vậy, thường xuyên uống trà đặc sẽ khiến bệnh tình tồi tệ hơn. Nhưng đối với những người bị loét nhẹ, có thể thưởng thức trà loãng sau khi uống thuốc 2 tiếng.
– Người bị thiếu máu: Chất tanin trong trà có thể kết hợp với sắt để tạo thành các hợp chất không hòa tan, khiến cơ thể không nhận được đủ nguồn cung cấp sắt, vì vậy người thiếu máu không nên uống trà.
– Bệnh nhân sỏi tiết niệu: Sỏi tiết niệu thông thường là sỏi canxi oxalate. Trong trà có chứa axit oxalic, sẽ kết hợp với canxi trong nước tiểu bài tiết,hình thành sỏi. Vì vậy, người bị sỏi tiết niệu được khuyến cáo không nên uống trà.
– Bệnh nhân cao huyết áp: Khi pha, mỗi gam trà chỉ dùng dưới 50 ml nước sôi được coi là “trà đặc”. Bệnh nhân cao huyết áp nếu uống quá nhiều trà đậm đặc, do tác dụng gây hưng phấn của chất caffein sẽ dẫn tới huyết áp tăng cao, không có lợi cho sức khỏe.
– Phụ nữ có thai và cho con bú không nên uống trà: Trong lá trà chứa nhiều Polyphenol, caffein, nhân tố bất lợi đối với sự phát triển của thai nhi, vì vậy thai phụ chỉ nên uống ít hoặc không uống trà. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà đặc. Lượng caffeine trong trà sẽ vào sữa mẹ, gây hưng phấn khiến trẻ ngủ ít và quấy khóc nhiều.
Pha trà hoa vàng như thế nào là đúng cách?
Cách dùng lá trà hoa vàng và hoa vàng tác động rất lớn đến hiệu quả phòng ngừa cũng như điều trị bệnh. Nếu pha không đúng cách sẽ làm giảm độ thơm ngọt của trà, khiến trà hơi đắng và làm giảm tác dụng, mất đi những hoạt chất quý giá.
Để pha trà hoa vàng đúng cách, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau đây:Nước lọc là loại nước phù hợp để pha trà, không làm ảnh hưởng đến mùi vị cũng như không làm mất đi thành phần dưỡng chất vốn có của hoa vàng. Bạn hãy dùng 200 ml nước vừa đun sôi vào bình thủy tinh, thả từ 5-10 bông trà hoa vàng vào, có thể cho thêm chút muối để giữ cho những cánh hoa tươi tắn và tăng cường hương vị cho trà hoa vàng.
Lưu ý, khi pha trà hoa vàng không cần đậy nắp để hạn chế các hợp chất quý trong trà sẽ bị phá hủy khi nhiệt độ quá cao. Không nên pha trà hoa vàng với nước sôi ở 100 độ sẽ làm cho các hợp chất quý như flavonoid, Saponin, Tea polyphenol hay các nguyên tố vi lượng bị phá hủy.
Video Credit: KÊNH VTC16
Đừng bỏ qua thần dược trà hoa vàng mà không mua về bồi dưỡng sức khỏe để chăm sóc bản thân khỏi các bệnh tật kể trên, bạn nhé.