Từ trước đến nay chúng ta vẫn nhắc đến quả táo mèo như một loại nguyên liệu không thể thiếu làm nên loại rượu nổi tiếng, được đông đảo giới đàn ông ưa chuộng là rượu táo mèo. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó, quả táo mèo còn mang đến những công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe mà bạn chưa chắc đã biết.
1, Mô tả về cây táo mèo
Táo mèo có tên khoa học là Crataegus pinnatifida Bunge, hay còn được gọi là sơn tra, cây chua chát (vì táo mèo có vị chua chát) thuộc họ táo.
Táo mèo được biết đến là loại cây có hình dáng nhỏ cao từ 5 đến 7 mét. Lá táo mèo mọc so le với nhau, có răng cưa nhưng không đều, cành có gai. Cây táo mèo ra hoa vào tháng, mùa quả chín từ tháng 8 tới tháng 10, khi quả chín có màu vàng xanh. Trong Đông y, các thầy thuốc thường hái quả táo mèo rồi bổ ngang hoặc bổ dọc, phơi khô để dùng làm thuốc. Táo mèo có vị chua hơi chát, quy kinh can, tỳ, vị, tính ôn bình.
Cây mọc hoang rất nhiều ở những nơi có độ cao trên 1000m, như các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái… Ở nước ta, đây là loại thảo dược quý đặc hữu chỉ có ở vùng núi phía Tây Bắc, các bạn không bao giờ tìm thấy loài cây dược liệu quý này ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng hoặc các vùng miền khác trong cả nước.
Chính những điều này đã tạo nên những giá trị rất riêng của loại dược liệu sạch tuyệt đối là táo mèo Tây Bắc do chỉ được thu hái từ rừng tự nhiên.
2, Thành phần có trong táo mèo
Bạn sẽ tìm thành các thành phần chủ yếu có trong táo mèo như:
+ Các flavonoid
+ Flavans và oligomeric procyanidins.
+ Các các acid hữu cơ, dẫn xuất Triterpenne.
+ Các phenolic đơn giản.
Quả táo mèo có khoảng 22% chất đường và các acid hữu cơ, 0,7% chất đạm, 0,2% chất béo. Một lượng lớn vitamin C, caroten và khoáng chất như canxi, tanin, sắt,… cũng chứa trong táo mèo.
3, Táo mèo với công dụng đối với sức khỏe con người
Điều hòa huyết áp : hàng ngày dùng 200ml nước pha với 3 thìa dấm và 2 thìa mật ong, uống 4 lần trước hoặc sau bữa ăn. Đồng thời kiêng ăn mặn.
Chữa bệnh chóng mặt : Uống 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa nhỏ dấm táo với 2 thìa mật ong mỗi ngày một lần, 2 đến 3 lần/ngày. Sẽ giảm chóng mặt sau nửa tháng, và sẽ khỏi sau 1 tháng.
Chữa viêm họng, đau họng : Súc miệng bằng 1 cốc nước ấm có pha 1 thìa mật ong với 1 thìa dấm táo 1 lần/giờ. Khi bắt đầu đỡ thì dùng cách 2 giờ 1 lần, sẽ khỏi hẳn sau 24h.
Chữa bệnh viêm khớp : Pha 10 thìa nhỏ dấm táo và mật ong với 1 cốc nước 200ml sao cho vừa đủ ngọt rồi uống sau mỗi bữa ăn
Làm giảm đau nhức: Dùng 1 thìa lớn giấm táo và một thìa nhỏ tinh dầu thông đánh với lòng đỏ trứng gà, sau đó bôi lên mặt da cổ nhức và xoa mạnh.
Chữa Viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt : Pha 2 thìa nhỏ dấm táo và 2 mật ong trong 200ml nước và nhai thêm 1 miếng sáp ong uống vào bữa ăn mỗi ngày. Với bệnh viêm mũi dị ứng công thức này vô cùng hiệu nghiệm.
Chữa đau bàng quang : Người bị bệnh về đường bài tiết mỗi bữa ăn uống 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa nhỏ dấm táo và mật ong.
Chữa bệnh Viêm thận , nước tiểu có mủ: Pha 2 thìa dấm táo và 2 thìa mật ong trong 200ml nước và uống cho đến khi khỏi hẳn đều đặn trong bữa ăn hằng ngày.
Chữa chứng mất ngủ, suy nhược mãn tính: Pha sẵn 3 thìa nhỏ dấm táo với một chén mật ong trong 200ml nước rồi để bên cạnh giường ngủ. Uống 2 thìa nhỏ, trước khi đi ngủ và thường sau nửa giờ là ngủ được. Nếu chưa ngủ được sau 1 tiếng thì uống thêm 2 thìa nữa. Dùng thêm hai thìa nữa nếu mỗi khi thức giấc và khó ngủ lại.
Chữa bệnh nhức đầu mãn tính : Hằng ngày dùng giấm táo mật ong theo liều lượng thích ứng. Lúc đầu, pha 2 thìa nhỏ dấm táo vào 1 cốc nước 200ml với mật ong mỗi ngày ta dùng 2 lần, mỗi lần dùng ta chia thành. Tăng dần nếu bệnh chưa khỏi đến khi có hiệu quả.
Chữa Bệnh Zona : bôi nguyên chất dấm táo lên chỗ đau 4 lần vào ban ngày, ban đêm 3 lần nữa. Đắp khăn nhúng dấm táo – cảm giác đau sẽ dần dần bớt đi sau khi bơi và sẽ chóng ăn da non.
Chữa Giãn phồng tĩnh mạch : Mỗi ngày 2 lần lấy dấm táo thoa vào chỗ bị giãn. Và uống 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa dấm mỗi bữa ăn.
Chữa Chốc lỡ đầu trẻ em: Cứ 1 ngày bôi 6 lần bôi dấm táo vào nơi có mụn, mỗi lần cách nhau 2 tiếng. Khỏi sau 2, 3 ngày.
Chữa Bệnh nấm tóc: Ngày 6 lần cách đều 2 tiếng chúng ta dùng giấm xoa chỗ có nấm 1. Dùng dấm táo mèo để giã rượu: Uống 6 thìa mật ong pha dấm táo mèo nhỏ cứ 25 phút một lần. Khoảng 4 lần là giã rượu.
Chữa Bỏng: Bạn sẽ giảm đau và tránh khỏi rộp khi nhúng chỗ bị bỏng vào nước giấm và mật ong.
Chữa Mồ hôi trộm: Xoa bóp bằng giấm vào bàn chân và bàn tay trước khi đi ngủ.
Để chữa gan nhiễm mỡ: Sắc nước uống khoảng 15 quả táo mèo hoặc ăn 7 quả táo tươi mỗi ngày
Đặc biệt khi phơi khô quả táo mèo cũng vẫn có thể ngâm đường, ngâm rượu và còn dùng để sắc trà uống mỗi ngày. Trà táo mèo giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt.
Ngoài ra, táo mèo còn có công dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ: làm trắng da toàn thân, trị mụn, loại bỏ mùi cơ thể…
4, Cách sử dụng táo mèo hiệu quả
Từ quả táo mèo bạn có nhiều cách dùng khác nhau để phát huy được hiệu quả cũng như công dụng của chúng, dưới đây là một số cách sử dụng táo mèo, bạn có thể tham khảo:
Ngâm rượu táo mèo
Bước 1: Cắt quả táo mèo, bỏ 2 đầu rồi dùng nước rửa cho đến lúc sạch hoàn toàn. Tiếp tục cho táo mèo vào một thau nước muối pha loãng vào ngâm khoảng 30 phút. Cuối cùng rửa lại bằng nước lạnh thật sạch, vớt táo mèo ra rồi đổ ra rổ để ráo nước.
Bước 2: Cho số lượng táo và rượu vào một cái hũ thủy tinh có kích thước phù hợp đã chuẩn bị sẵn, đảm bảo sạch và khô. Tiếp đến cho đường và táo mèo vào hũ, cứ sau một lớp táo mèo thì lại rắc một lớp đường lên mặt và lưu ý ở phía trên cùng phải rải kín đường lên mặt táo mèo, sau đó đậy kín nắp thủy tinh lại và đợi 2 tuần.
Bước 3: Chắt hết vào chai phần nước ngâm và đường trong hũ. Nên để riêng vì đây gọi là phần nước cốt táo mèo. Khi uống sẽ rất ngon và dễ uống bởi đây là phần nước cốt táo mèo dùng để trộn chung với rượu táo mèo.
Ngoài ra, cũng có thể dùng làm nước giải khát, tráng miệng rất ngon vì phần nước cốt táo mèo này cũng là một dạng sirô.
Bước 4: Đổ vào hũ táo mèo phần rượu trắng đã chuẩn bị từ đầu, để hũ ít nhất 3 tháng vào một góc nhà là có thể dùng rượu táo mèo tươi ngon.
* Lưu ý khi ngâm rượu táo mèo
+ Để nguyên vỏ táo mèo, thái thành lát mỏng không bỏ hạt rồi đem hong khô.
+ Cho rượu (trên 40 độ) vào ngâm với tỉ lệ 4 lít rượu 1kg táo
+ Vị rượu ngon và thơm hơn nếu ngâm đúng tỷ lệ 4 phần rượu 1 phần táo
+ Sử dụng loại rượu nếp có độ cồn từ 50 độ trở lên nếu hạ thổ.
+ Ngâm rượu táo mèo từ 3 đến 6 tháng sẽ có tác dụng rất tốt mà không có phản ứng phụ.
Trà táo mèo
Nếu bạn là người không biết uống rượu thì có thể sử dụng táo mèo dưới dạng trà hãm hay thuốc sắc.
Cách pha trà:
+ Bước 1: Táo mèo khô( 10g) cho vào 150 ml nước
+ Bước 2: Đổ 1 chút nước sôi vào ấm rồi lắc đều để tráng trà, đảm bảo nước tưới qua 1 lượt sau đó đổ nước này đi.
+ Bước 3: Cho nước sôi ấm rồi pha trà táo mèo theo tỉ lệ tiêu chuẩn, đợi cho nước ngấm vào trà trong 5-7 phút.
Cách nấu trà:
Thêm một cách sử dụng táo mèo hiệu quả nữa mà bạn không thể bỏ qua là nấu trà làm nước uống. Nấu 1.5 lít nước uống mỗi ngày với khoảng 50-80g táo mèo phơi khô.
5, Đối tượng sử dụng
– Người bị gan nhiễm mỡ, mỡ máu, béo phì.
– Người gầy yếu, kém ăn
– Người rối loạn tiêu hóa, kích thích tiêu hóa bằng cách uống rượu táo mèo mỗi ngày
– Trẻ em bị đầy bụng, khó tiêu do uống sữa
– Chúng ta có thể dùng rượu táo mèo làm đồ uống hằng ngày rất ngon
6, Hướng dẫn cách phân biệt táo mèo xuất xứ Việt Nam và Trung Quốc
Vụ mùa của quả táo mèo (quả sơn tra) bắt đầu từ tháng 8 đến cuối tháng 9, chúng được nhiều người tìm mua về để ngâm rượu, làm siro hoặc giấm táo vì nhiều công dụng tốt. Do đó, lượng táo mèo đổ về tràn ngập thị trường Hà Nội để đáp ứng nhu cầu lớn và được bày bán ở nhiều nơi từ các chợ đầu mối đến vỉa hè. Lợi dụng sự ưa chuộng của khách hàng, để kiếm lời bất chính nhiều người nhập táo mèo từ Trung Quốc về bán. Vì vậy, để không phải mua phải táo mèo ‘giả’, bạn hãy bỏ túi ngay các mẹo đơn giản giúp phân biệt táo mèo Việt Nam và táo mèo Trung Quốc dưới đây.
Hình dạng và màu sắc
Loại táo mèo của Việt Nam thường được mang xuống từ Sơn La, Mù Cang Chải (Lào Cai) hay Hà Giang. Vỏ của loại táo này màu rất xanh, có vẻ ngoài hơi sần, ráp. Trong khi vỏ của quả táo mèo Trung Quốc thì nhẵn, to hơn, nhìn rất bóng.
Hiện nay trên các vùng vẫn trồng táo mèo, tuy nhiên số lượng không còn nhiều, trong khi đó chi phí vận chuyển lại lớn nên lãi không được nhiều.
Vì thế, để thu lời lớn các chủ hàng bán táo mèo hay ‘nhân tiện’ mua thêm ít táo Trung Quốc trộn lẫn vào với táo mèo Việt Nam.
Vị
Táo mèo chính hiệu khi nếm sẽ có vị hơi chát, chua, ăn không quá ngọt thì là táo mèo chuẩn. Ngược lại, ăn táo mèo Trung Quốc sẽ có cảm giác mềm, xốp; ăn quả xanh rất chát nhưng quả chín thì ngọt lịm.
Đánh bay bệnh Guot và hàng chục bệnh lý khác bằng trái nhàu khô
Video Credit: HOA BAN FOOD
Độ cứng mềm
Các chủ bán hàng cũng tiết lộ, nếu là táo mèo ta cho dù có héo thì vỏ vẫn rất săn chắc. Còn táo Trung Quốc, cảm giác thấy lún, cảm giác mềm, xốp khi chỉ cần khẽ bấm quả táo. Khi để lâu ngày những quả táo này không bị héo như táo ta mà bị thối nhũn.
Hy vọng những hiểu biết mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn trong việc sử dụng táo mèo hiệu quả, phát huy hết được tác dụng tuyệt vời của chúng.