Ở những vùng nông thôn Việt Nam hiện nay, cây Hoa hòe được trồng rất phổ biến, rộng rãi. Không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, cho bóng mát, hoa của loài cây này còn mang đến rất nhiều công dụng chữa bệnh, không tác dụng phụ, rất tốt cho sức khỏe của con người.
Cây Hoa hòe là gì?
Hoa Hòe có tên gọi khoa học là Sophora japonica Linn. Cây hoa Hòe còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như: cây Hòe, hoa Hòe, Hòe hoa, Hòe Nhụy, Hòe mễ, Hòa Thực, Hòe giao. Cây hoa Hòe thuộc họ Đậu, trong y học cổ truyền thì nụ hoa và quả là phần được sử dụng làm thuốc.
Cây hoa Hòe là cây thân gỗ, cây cao từ 7m đến 15m, có nhiều trường hợp cây cao đến 25m. Cành của cây cong queo, nhánh cây nhỏ và có màu xanh lục. Lá kép lông chim sẻ chứa từ 7 phiến đến 15 phiến lá chét hình trứng. Hoa của cây nhỏ mọc thành từng cụm ở đầu cành và có màu trắng xanh. Quả của cây hoa Hòe có màu xanh, vỏ quả dày hình giống hạt đậu và quả của cây Hòe không thể mở.
Phân bố của cây hoa Hòe
Cây hoa Hòe phân bố chủ yếu tại những quốc gia có khí hậu cận nhiệt và khí hậu nhiệt đới. Cây hoa Hòe được nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Bắc mỹ, Nhật Bản,.. trồng nhiều để dùng làm thuốc. Ở Việt Nam, cây hoa Hòe được mọc dại ở nhiều tỉnh phía Bắc. Hiện nay các tỉnh thành như: Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên cây Hòe được trồng nhiều và rộng rãi.
Thu hái và sơ chế

Cây hoa Hòe ra hoa vào khoảng tháng 5 đến hết tháng 8, đây là khoảng thời gian thu hoạch hoa của cây. Người dân thường thu hoạch hoa của cây hoa Hòe vào buổi sáng sớm và chỉ hái hoa sắp nở. Đối với quả của cây thì được thu hoạch vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.
Cả hoa và quả của cây hoa Hòe sau khi thu hoạch đều được rửa sạch rồi đem đi sấy khô hoặc phơi khô ngoài nắng. Hoa Hòe sau khi sấy khô hoặc phơi khô thì có màu vàng đục, mùi nhẹ và có vị đắng.
Thành phần trong cây hoa Hòe
Nụ hoa Hòe khô có chứa khoảng 28% Rutin, hoa Hòe tươi có chứa 8% Rutin. Ngoài ra, hoa Hòe còn chứa các thành phần như: Sophoradiol, Quercetin, Betulin. Quả của cây hoa Hòe có các thành phần như: 4% đến 11% Rutin, Genistein, Alcaloid, Cytisine, Quercetin,.. Hạt của cây hoa Hòe có các thành phần như: Alkaloid, Flavonoid và 0.5% đến 2% Rutin.
Lá chét của cây hoa Hòe gồm có Lipid, Protein và 5% Rutin. Rễ và gỗ của cây Hòe gồm các thành phần như: Maackiain, Irrisolion, Flemichaparin B, Biochanin A,…
Các bài thuốc chữa bệnh từ hoa Hòe
Với nhiều tác dụng điều trị các triệu chứng khác nhau mà các bài thuốc chữa bệnh từ hoa Hòe cũng phong phú. Sau đây, là các bài thuốc chữa bệnh từ hoa Hòe.
Bài thuốc trị chảy máu cam
Bài thuốc kết hợp hoa Hòe và Ô Tắc Cốt. 2 thành phần có tỉ lệ ngang nhau trong thang thuốc. Sau khi sao vàng thì nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày dùng để uống và một ít bột dùng để hít cho mũi.
Bài thuốc giúp giải nhiệt
Sử dụng 20g hoa Hòe được sấy khô hoặc phơi khô nấu với nước sôi từ 3 đến 5 phút. Uống như trà hàng ngày để thanh lọc được cơ thể. Tránh để nước qua đêm vì uống vào sẽ bị đau bụng và tiêu chảy.
Chữa bệnh ra máu và xuất huyết
Bài thuốc thứ nhất là kết hợp hoa Hòe và Diếp cá và Địa du. Chuẩn bị: hoa Hòe 20g, Diếp cá 12g và Địa du 10g. Sau khi rửa sạch thì sao đen Địa du và hoa Hòe. Tiếp theo sắc hỗn hợp đã sao đen và Diếp cá với 300ml nước, sắc còn lại 200ml. Hàng ngày chia ra uống từ 1 lần đến 2 lần.
Bài thuốc thứ 2 thì chỉ sử dụng hoa Hòe hoặc quả cây hoa Hòe. Chuẩn bị: 8g đến 12g quả cây hoa Hòe hoặc 10g đến 15g hoa Hòe. Nếu dùng hoa Hòe thì phải sao đen rồi mới sắc uống. Sắc hoa Hòe hoặc quả cây hoa Hòe với 300ml nước còn lại 200ml. Chia ra hàng ngày uống từ 1 lần đến 2 lần.
Bài thuốc trị bệnh ngoài da
Bài thuốc gồm có: hoa Hòe tươi, Khúc Khắc và Cam Thảo. Một thang thuốc trị bệnh ngoài da gồm có: hoa Hòe tươi 30g, Khúc Khắc 30g và Cam Thảo 9g. Cho thang thuốc vào ấm pha với nước sôi để thuốc ra hết các chất. Dùng uống như trà hàng ngày và mỗi ngày sử dụng 1 thang.
Bài thuốc chữa lao hạch ở cổ
Bài thuốc gồm gạo nếp và hoa Hòe. Mỗi thang thuốc có tỉ lệ 1:2. tức 1 phần gạo nếp và 2 phần hoa Hòe. Sau khi sao đen hỗn hợp thì nghiền nhỏ thành bột. Hàng ngày, uống 10g bột, có thể pha bột với nước để uống. Nên uống vào buổi sáng khi chưa ăn.
Bài thuốc trị cao huyết áp

+ Bài thuốc thứ nhất gồm hoa Hòe và Hy Thiêm Thảo. Tùy vào tình trạng bệnh mà sử dụng từ 20g đến 40g mỗi thành phần trong 1 thang thuốc. Sau khi rửa sạch thì mang sắc cả 2 thành phần và dùng uống hàng ngày.
+ Bài thuốc thứ 2 là kết hợp hoa Hòe, Tang ký sinh, Hạ Thảo khô, Xuyên Khung và Địa Long. Trong một thang thuốc thì gồm có: 25g hoa Hòe, 25g Tang ký sinh, 20g Hạ Thảo khô, 20g Xuyên Khung, 15g Địa Long. Sắc thuốc với 300ml nước, sắc còn lại 200ml. Hàng ngày chia ra 1 lần đến 2 lần để uống.
+ Bài thuốc thứ 3 là kết hợp hoa Hòe, Cát Căn và Sung Uý Tử. Mỗi thang thuốc gồm có: 15g hoa Hòe, 15g Sung Uý Tử, 30g Cát Căn. Nếu có tình trạng: hồi hộp, mất ngủ, tim đập nhanh thì có thêm thành phần 15g Toan Táo nhân. Nếu bị đau tức ngực thì thêm các thành phần: 12g Hà thủ ô, 12g Đan Sâm. Sắc thuốc bằng nồi đất để dùng hàng ngày từ 1 đến 2 lần.
Bài thuốc chữa nhức đầu và tê các ngón tay
Bài thuốc là kết hợp hoa Hòe, Tâm Sen và Hạt Muồng. Mỗi thang thuốc thì tỷ lệ của 3 thành phần là như nhau. Sau khi rửa sạch thì mang đi sao khô và nghiền thành bột. Mỗi ngày uống từ 2 đến 4 lần, mỗi lần uống 5g bột.
Bài thuốc trị sốt xuất huyết nhẹ và chảy máu mũi ở trẻ em
Bài thuốc kết hợp hoa Hòe hoặc quả cây hoa Hòe và Hạt Muồng. Khi sử dụng hoa Hòe thì mang các thành phần sao vàng rồi nghiền thành bột. Còn khi sử dụng quả cây Hòe thì sắc thành thuốc rồi uống. Với bột thì sử dụng hàng ngày từ 10g đến 20g bột. Còn sắc uống thì uống từ 1 đến 2 lần trong ngày.
Bài thuốc trị bệnh băng lậu
Một thang thuốc trị bệnh băng lậu gồm có: Hoa hòe than 30g, Kế Mộc 15g, Địa Du than 15g, Sinh Cam Thảo 5g, Thuyên Thảo than 15g, Mã Xĩ Hiện 30g, Ô Tặc Cốt Nung 15g, Bồ Hoàng 10g. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc để uống. Nếu ra nhiều máu thì mỗi ngày uống 2 thang.
Bài thuốc điều trị bệnh trĩ
+ Bài thuốc thứ nhất là kết hợp hoa Hòe, Chỉ Xác, Kinh Giới và Trắc Bá. Một thang thuốc gồm có: 12g hoa Hòe, 12g Chỉ Xác, 8g Kinh Giới, 12g Trắc Bá. Sau khi sao khô thì nghiền thành bột. Hằng ngày, hòa 10g bột với nước sôi để nguội rồi uống.
+ Bài thuốc thứ 2 là kết hợp quả hoa Hòe và Khổ Sâm. Tỷ lệ 2 thành phần bằng nhau trong mỗi thang thuốc. Nghiền 2 thành phần thành bột mịn. Hàng ngày, lấy nước trộn với bột để bôi phía ngoài hậu môn.
+ Bài thuốc thứ 3 kết hợp hoa Hòe, Chỉ Xác, Ngải Cứu và phèn chua. Một thang thuốc gồm có: 20g hoa Hòe, 2og Chỉ Xác, 40g Ngải Cứu, 20g phèn chua. Đun thang thuốc với nước, sau đó tiến hành xông hậu môn hàng ngày.
Bài thuốc trị bệnh vẩy nến
Kết hợp hoa Hòe với mật ong. Hoa hòe sau khi sao vàng thì nghiền thành bột mịn. Tiếp theo trộn mật ong với lượng vừa đủ và vo thành viên hoàn. Mỗi ngày uống 2 lần sau mỗi bữa ăn.
Bài thuốc trị rong kinh
Kết hợp hoa Hòe và Thảo Sương. Sử dụng 15g Thảo Sương và 30 hoa Hòe nghiền thành bột mịn. Hàng này dùng 9g bột mịn pha với nước để uống. Sử dụng từ 3 ngày đến 5 ngày thì hết tình trạng rong kinh.
Bài thuốc chữa đi cầu ra máu
+ Bài thuốc thứ nhất là kết hợp hoa Hòe, Bá Tử Nhân, Kinh Giới Tuệ và Thương Xác. Mỗi vị thuốc đều có liều lượng ngang nhau. Các vị thuốc đều được nghiền thành bột. Hàng này, sử dụng 6g pha với nước cơm để uống.
+ Bài thuốc thứ 2 là kết hợp hoa Hòe, Cam Thảo, Thương Truật và Địa Du. Một thang thuốc gồm có: hoa Hòe 60g, Cam Thảo 30g, Thương Truật 45g, Địa Du 45g. Sao các vị thuốc cho thơm rồi mang đi sấy khô hoặc phơi khô, sau đó tán thành bột mịn. Hằng ngày, uống 2 lần, mỗi lần uống 6g bột.
+ Bài thuốc thứ 3 gồm có: 15g hoa Hòe, 15g Địa Du, 15g Hoạt Thạch, Hoàng Bá 10g, Kinh Địa 12g, Cam Thảo 3g, Đương Quy 12g, Kinh Giới 10g, Kim Ngân Hoa 12g, Hoàng Liên 10g, Hoàng Cầm 10g, Sài Hổ 6g, Thăng Ma 6g, Chỉ Xác 6g. Các vị thuốc đều được sắc trong ấm đất để lấy nước uống. Hàng này, chia thuốc thành 3 lần để uống.
Bài thuốc trị mụn nhọt
Sử dụng từ 30g đến 60g hoa Hòe khô sắc với 1500ml nước. Hàng ngày dùng bông thấm nước rửa mụn nhọt từ 2 đến 3 lần. Bã của thuốc sau khi sắc thì đắp vào chỗ đau để mụn nhọt nhanh hết. Thông thường từ 1 đến 3 ngày thì mụn nhọt sẽ không còn đau, bớt sưng và có thể khỏi hẳn.
Những đối tượng không nên sử dụng hoa Hòe
Tuy hoa Hòe có nhiều tác dụng trị các triệu chứng và bệnh lý hiệu quả, nhưng không phải ai cũng dùng được. Sau đây là các đối tượng không nên sử dụng hoa Hòe:
- Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
- Đối tượng thường xuyên bị đau lưng, tiêu chảy.
- Đối tượng bị có vấn đề về huyết áp thấp.
- Người có biểu hiện: chán ăn, mệt mỏi, lạnh bụng, khó tiêu,…khi sử dụng thì hoa Hòe không phát huy tác dụng.
Cách pha trà hoa hòe thơm ngon

Trà hoa hòe được biết đến như một loại thuốc chữa trị các thứ bệnh tim mạch, huyết áp, giúp cơ thể thư giãn và ngủ ngon hơn. Cách pha trà cũng khá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể học cách pha cho cả gia đình sử dụng.
– Nguyên liệu
- Khoảng 20 – 30g hoa hòe khô.
– Cách pha trà
+ Bạn cho hoa vào ấm trà. Nếu được thì bạn nên sử dụng các loại ấm sứ hoặc gốm chuyên dụng trong pha trà truyền thống. Nếu không đủ dụng cụ, bạn có thể sử dụng bình uống nước bằng thủy tinh.
+ Dùng nước đã đun nóng khoảng 90 – 95°C để pha. Bạn nhớ đầu tiên tráng qua bằng nước sôi cho ấm nóng, sạch bụi bẩn từ hoa rồi sau đó đổ nước tráng đi.
+ Sau đó bạn rót nước vừa đun sôi vào với lượng nước khoảng 300ml tức là 10g hoa hòe tương đương 100ml nước. Sau 5 – 7 phút thì nụ hòe đã ngấm dần nước sẽ bị chìm lắng xuống dưới, bạn có thể rót trà ra thưởng thức được rồi. Nếu nụ hòe chưa chìm xuống là do bạn dùng nước chưa thật sôi.
+ Ngoài ra, bạn có thể có thể cho hoa hòe vào ấm sau đó bạn đổ nước và đun sôi trong thời gian khoảng từ 1 – 2 phút. Lưu ý rằng khi uống hết nước trà pha lần thứ nhất thì trà tan ra chiết xuất khoảng 55%, pha lần thứ hai khoảng 30%, lần thứ ba còn khoảng 10% hương vị trà. Vì thế, mỗi lần dùng trà bạn phải pha 3 – 4 lần nước sôi mới tận dụng được hết hương vị.
+ Cách Sử Dụng Hoa Hòe
Đừng bỏ qua vị thuốc vừa rẻ, vừa bổ từ cây Hoa hòe với những công dụng vô cùng tốt dành cho sức khỏe của bạn và những người thân yêu nhé!