Không chỉ có cái tên nghe rất mỹ miều, Diệp hạ châu còn là một loại cây thảo dược mang đến nhiều công dụng tuyệt vời, được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các căn bệnh như: gan, vàng da, sỏi thận, tiểu đường… Để tìm hiểu tất cả các thông tin cần biết về cây Diệp hạ châu, bạn tham khảo ngay bài viết sau đây.
Cây diệp hạ châu là gì?
Diệp hạ châu có tên khoa học: Phyllanthus urinaria hay còn được gọi là cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, cỏ trân châu, diệp hòa thái..
+ Mô tả cây Diệp hạ châu
Diệp hạ châu được xếp vào loại cây thân thảo có thời gian sống một năm. Cây thường mọc thẳng hoặc nằm bò với chiều cao trung bình 80 cm. Thân cây có màu hồng, gần phần gốc thường tạo nhiều nhánh thẳng hoặc nằm sóng soài. Lá diệp hạ châu có cuống rất ngắn, xếp thành hai dãy. Lá hình mũi mác hoặc trứng, kèm với phiến lá mỏng như giấy. Hoa có hoa đực và hoa cái riêng nhưng mọc ở cùng một cành. Cụm hoa đực không có cuống hoặc cuống rất ngắn, mọc ở nách gần ngọn. Hoa cái có hình mũi mác, mọc đơn độc phía dưới càng. Quả nang không có cuống và có hạt hình 3 cạnh.
+ Phân bố diệp hạ châu
Cây thường mọc hoang ở khắp nơi, đặc biệt là trong nước và các vùng nhiệt đới. Ở nước ta, chi của cây này có rất nhiều loài. Hiện nay, nhờ vào tác dụng y học vượt trội mà cây đang được nhiều nhà vườn trồng với quy mô lớn. Nhằm phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
+ Thành phần hóa học trong diệp hạ châu
Trong cây diệp hạ châu chứa rất nhiều chất thuộc các nhóm hóa học như:
- Flavonoid: kaempferol, quercetin, rutin.
- Triterpen: stigmasterol, stigmasterol-3-0-ꞵ-glucosid, ꞵ-sitosterol,…
- Tanin: axit elagic, axit galic…
- Phenol: methylbrevifolin carboxylat.
- Axit hữu cơ: axit succinic, axit ferulic, axit dotricontanoic.
- Lignan: phylanthin.
Tác dụng chữa bệnh của Diệp hạ châu
Diệp hạ châu được xem là giải pháp cho bệnh gan
Những nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, diệp hạ châu chứa một số enzyme như hypophyllanthin hay phyllannthin.. Chất này có khả năng giải độc và phục hồi chức năng gan. Bên cạnh đó, diệp hạ châu cũng có giúp làm tăng lượng glutathione. Đây là chất bảo vệ gan. Từ đó có tác dụng phục hồi chức năng gan.
Theo một số tin tức y dược. tại Peru, diệp hạ châu là bài thuốc được sử dụng để tăng cường chức năng gan cũng như kích thích tế bào gan tiết mật. Cây thuốc này cũng được điều trị viêm gan hay viên túi mật tại một số quốc gia Nam Mỹ.
Đặc biệt, diệp hạ châu cũng được chứng minh là có tác dụng tiêu cực trong những trường hợp gan nhiễm mỡ hay viêm gan siêu vi như giảm lượng chất béo trong hạn,ngăn chặn sự phát triển của virut viêm gan B cũng như hạn chế hiện tượng viêm và hoại tử gan. Cây thuốc này được xem là giải pháp hiệu quả cho những bệnh nhân mắc chứng bệnh về gan, mật.
Tác dụng giải độc hiệu quả
Không những có tác dụng tăng cường chức năng gan, diệp hạ châu còn có tác dụng giải độc hiệu quả. Thảo dược này thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt, lở loét và côn trùng cắn. Một số kinh nghiệm dân gian cho thất, diệp hạ châu cũng có thể trị chứng viêm da, giang mai, viêm âm đạo hay viêm đường tiết niệu..
Có tác dụng tốt với hệ thống miễn dịch và đường hô hấp
Những nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cũng cho thấy, diệp hạ châu có khả năng ức chế sự phát triển HIV-1 thông qua sự ngăn chặn và kìm hãm quá trình nhân lên của virut HIV.
Bên cạnh đó, cây diệp hạ châu cũng có tác dụng với những người mắc bệnh đường hô hấp như lao, viêm phế quản, điều trị ho…
Hỗ trợ điều trị sỏi mật và sỏi thận
Đây là tác dụng ít biết của diệp hạ châu. Ở một số khu vực Nam Mỹ, người dân cũng sử dụng diệp hạ châu để điều trị sỏi mật và sỏi thận. Theo đó, diệp hạ châu có tác dụng làm tiêu sỏi trong những trường hợp sỏi mật hay sỏi thận.
Một nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra tác dụng chống co thắt vân cơ và cơ trơn của loại cây này, từ đó giải thích hiệu quả của diệp hạ châu trong điều trị sỏi thận và sỏi mật.
Diệp hạ châu có tác dụng giảm đau và điều trị bệnh đường tiêu hóa
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Brazil cho thấy tác dụng giảm đau của chất Phyllanthus trong diệp hạ châu. Diệp hạ châu cũng chứa một số chất như acid gallic, hỗn hợp steroid và este etyl, có tác dụng giảm đau hiệu quả.
Thuốc cũng có khả năng điều trị một số bệnh đường tiêu hóa, kích thích ăn ngon cũng như có tác dụng với bệnh táo bón, viêm đại tràng, kiết lỵ hay thương hàn, rối loạn tiêu hóa.
Tác dụng lợi tiểu
Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng.
Tốt cho bệnh tiểu đường
Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.
Tác dụng trên hệ thống miễn dịch
Các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng của cao lỏng Phyllanthus niruri ức chế sự phát triển HIV-1 thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV năm 1992. Bốn năm sau đó, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myers Squibb cũng đã chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”.
Hỗ trợ chống ung thư
Diệp hạ châu có thể giúp ngăn ngừa một số dạng ung thư phổi và vú di căn. Một nghiên cứu trong năm 2011 cho thấy các hoạt chất polyphenol trong thảo dược có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập, di chuyển và bám dính của các tế bào ung thư.
Mặt khác, một nghiên cứu năm 2012 về các dòng tế bào ung thư đại trực tràng và ung thư gan ở người cũng chỉ ra rằng diệp hạ châu giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và khuyến khích tiêu diệt những tế bào đột biến này.
Hỗ trợ hạ đường huyết
Một đặc tính khác của diệp hạ châu là điều trị đái tháo đường. Các chuyên gia cho biết, phần thân trên của thảo dược có thể hỗ trợ cơ thể hạn chế lượng đường hấp thụ và cải thiện lưu trữ glucose. Điều này rất có lợi cho việc duy trì lượng đường trong máu.
Đối tượng sử dụng diệp hạ châu
- Người bị suy giảm chức năng gan do sử dụng nhiều rượu và thuốc lá, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
- Người có men gan cao, có các triệu chứng như vàng da, nổi mề đay, da mẩn ngứa, ăn uống kém và khó tiêu do suy giảm chức năng gan
- Người cần thanh nhiệt giải độc cơ thể và cơ thể bị suy kiệt
Một số lưu ý quan trọng khi dùng diệp hạ châu
Bạn nên tìm mua diệp hạ châu từ những thương hiệu đáng tin cậy hoặc bạn đã nghiên cứu kỹ, không nên tin vào quảng cáo được dán trên nhãn.
Trước khi mua, hãy đọc các nhận xét của khách hàng và nghiên cứu về nhà sản xuất. Hãy chắc chắn rằng họ sử dụng các thành phần chất lượng cao và tuân theo tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt (GMP).
Diệp hạ châu thường được sử dụng ở dạng viên nang, trà hoặc chiết xuất. Ở những dạng này, các chuyên gia không có bất kỳ khuyến cáo nào về liều dùng tiêu chuẩn.
Liều dùng trung bình của thảo dược này là một viên nang 500mg mỗi ngày hoặc 1ml chiết xuất, tối đa bốn lần mỗi ngày. Để biết thêm hướng dẫn dùng thảo dược cụ thể, bạn hãy tìm gặp và tham vấn cùng bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe.
+ Cây thuốc chữa bệnh gan / diệp hạ châu đắng
Video Credit: VÌ SỨC KHỎE
Tác dụng phụ tiềm ẩn và rủi ro khi dùng diệp hạ châu
Diệp hạ châu cho thấy một vài tác dụng phụ tiêu cực trong nghiên cứu ở người và động vật. Do đó, bạn nên cẩn thận khi sử dụng loại thảo dược này. Nó có thể gây khó chịu cho dạ dày hoặc tiêu chảy. Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia chưa hề công bố liều dùng diệp hạ châu an toàn cho trẻ em. Ngoài ra, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không được khuyến khích sử dụng thực vật này.
Mặt khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng diệp hạ châu nếu đang trong tình trạng:
- Đái tháo đường
- Rối loạn đông máu
- Sử dụng thuốc làm loãng máu
- Chuẩn bị thực hiện phẫu thuật trong vòng hai tuần
- Sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau
Cách làm trà Diệp hạ châu đơn giản tại nhà
Diệp hạ châu (cây Chó đẻ) là loại cây dễ tìm, thậm chí nhiều người còn dành hẳn một khu đất để Diệp hạ châu “tự do” phát triển. Tận dụng nguồn dược dễ tìm, dễ trồng này bạn hoàn toàn có thể tự chế biến trà Diệp hạ châu tại nhà cho mình.
Lá Diệp hạ châu được thu hái từ những chiếc lá bánh tẻ (không quá non mà cũng không quá già), lá xanh đậm vừa đủ dùng là được. Thu hoạch lá về thì rửa sạch, để ráo, phơi dưới nắng nhạt đầu buổi sáng hoặc cuối giờ chiều. Khi trời nắng gắt thì nên đặt lá trong bóng râm.