Người bị phong tê thấp, đau nhức xương khớp, đau lưng… thường gặp những bất tiện trong cuộc sống và giảm sút sức khỏe nghiêm trọng có thể hoàn toàn an tâm vì sẽ thoát khỏi những đau đớn khi sử dụng cây dây đau xương, vị thuốc quý được xem là khắc tinh của các bệnh lý về xương khớp.
1, Giới thiệu về cây đau xương
Theo sách Dược điển Việt Nam IV, tên khoa học của dây đau xương là Tinospora sinensis (Lour.) Merr, thuộc họ Tiết Dê Menispermaceae.
Với ý nghĩa là làm cho xương cốt được thư giãn, khỏe mạnh, người Trung Hoa gọi Dây đau xương là Khoan cân đằng.
Dây đau xương mọc hoang ở nhiều nơi, nhiều nhất ở vùng Tây Bắc và tại vùng núi hoặc đồng bằng ở Việt Nam, với nhận dạng từ những đặc điểm đặc trưng như:
● Cây leo với lớp vỏ ban đầu có lông, sau thì nhẵn không sần sùi, có cành dài rũ xuống.
● Lá hình tim, mặt dưới lá có nhiều lông màu trắng nhạt, mặt trên xanh nhẵn, rộng 8-10cm, dài 10-20cm, 5 gân nhỏ có hình chân vịt.
● Hoa màu vàng lục dài khoảng 10cm, có lông măng màu trắng nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc.
● Quả hình bán cầu, khi chín có màu đỏ, chứa chất nhầy bao quanh một hạt.
2, Bộ phận dùng và thu hái
Bộ phận dùng: lá và thân cây dây đau xương được sử dụng làm dược liệu trong Đông Y.
Thu hái: có thể thu hoạch cây dây đau xương quanh năm. Khi thu hoạch bạn nên hái phần thân già của cây.
Chế biến: sau khi thu hái cây về bạn đem đi thái nhỏ để phơi khô hoặc sấy. Có thể ngâm rượu hoặc dùng sống.
Bảo quản: nên bảo quản cây đã phơi khô ở nơi thoáng mát, khô ráo tránh mốc mọt làm hư hỏng. Để tránh ẩm mốc thỉnh thoảng đem ra phơi nắng lại.
3, Phân bố
Cây có khả năng tái sinh vô tính mạnh, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè. Bạn có thể dễ dàng trồng cây mới bằng các đoạn thân và cành.
Ở Việt Nam nguồn dược liệu này phân bố khá phong phú. Tuy nhiên dây đau xương đang ngày càng trở nên khan hiếm do việc khai thác thường xuyên ở vùng trung du và đồng bằng.
4, Thành phần hóa học
Các hoạt chất chứa trong dây đau xương như alkaloid có tác dụng chống viêm, giảm đau và tê nhức rất tốt.
Bên cạnh đó hoạt chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B còn chứa trong dây đau xương. Công dụng của chúng là giảm viêm mạnh mẽ. Do đó, dùng dây đau xương trị khớp đạt hiệu quả nhanh chóng khi sưng đỏ, nóng, đau. Hoạt chất này còn ức chế các hoạt tính gây co thắt cơ trơn của Acetylcholin và Histamin. Đồng thời, giảm đau nhanh chóng nhờ ức chế hệ thần kinh Trung ương, an thần và lợi tiểu.
5, Ảnh hưởng của đau nhức xương khớp tới cuộc sống của mỗi người?
Ở tuổi trung niên thường xuyên xảy ra thoái hóa xương khớp, tuy nhiên do thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt, đặc biệt là giới văn phòng nên tình trạng này đang dần trẻ hoá. Những thói quen xấu như uống rượu bia và hút thuốc, nâng vác đồ nặng sai cách, ngồi không đúng tư thế, lười vận động, … là nguyên nhân phổ biến thường thấy ở tất cả mọi người gây đau nhức xương khớp. Đau nhức xương khớp còn là tiền đề của một số bệnh nguy hiểm như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, thoái hóa khớp,loãng xương…
6, Tác dụng chữa bệnh và các bài thuốc từ cây dây đau xương
Bài thuốc chữa đau lưng mỏi gối do hư yếu thận
Chuẩn bị: Dây đau xương, củ mài, thỏ ty tử, cốt toái bổ và tỳ giải mỗi vị 16g, rễ cỏ xước mỗi vị 12g, đỗ trọng.
Thực hiện: Đem sắc uống hoặc ngâm rượu.
Bài thuốc trị rắn cắn
Chuẩn bị: Lá dây đau xương 20g, lá tía tô 20g,, rau sam 50g và lá thài lài 30g.
Thực hiện: Dùng nước uống từ cây dây đau xương tươi giã nát, sau đó dùng bã đắp lên vết rắn cắn.
Bài thuốc chữa sai khớp và bong gân
Chuẩn bị: Lá dây đau xương, lá tầm gửi cây khế, hồi hương, lá bưởi bung, hạt máu chó, hạt trấp, quế chi, đinh hương, lá kim cang, lá náng, gừng sống, lá canh châu, lá thầu dầu tía, củ nghệ, vỏ núc nác, huyết giáp, lá mua, vỏ sòi, mủ xương rồng bà, các vị bằng lượng nhau.
Thực hiện: Đem sao nóng, giã nhỏ và chườm lên vùng khớp cần điều trị.
Bài thuốc trị chứng thấp khớp
+ Bài thuốc 1: Dây đau xương, hoàng nàn chế, ngưu tất, kê huyết đằng, rễ bưởi bung, thổ phục linh, tầm xuân, hoàng lực, độc lực, lá lốt và huyết giác. Đem nấu thành cao.
+ Bài thuốc 2: Dùng dây đau xương và củ kim cang bằng lượng nhau. Đem nấu thành cao, dùng 6g mỗi ngày.
Bài thuốc trị đau nhức xương khớp
+ Bài thuốc 1: Thái nhỏ phần thân của dây đau xương, sau đó đem sao vàng, hạ thổ và ngâm rượu theo tỷ lệ 1:5.
Sử dụng 1 ly nhỏ mỗi lần, 3 lần/ ngày. nếu bạn không uống được rượu, có thể sắc uống bài thuốc này trong vòng 15 – 20 ngày.
+ Bài thuốc 2: Rửa sạch dây đau xương, giã nát chúng và trộn với ít nước đắp lên vùng đau nhức.
Bài thuốc trị đầu gối sưng đau và sưng đỏ mu bàn chân
Chuẩn bị: Dây đau xương, cam thảo dây, rễ cỏ xước, lá lốt, cốt khí củ, và rễ cây tầm song mỗi vị 20g.
Thực hiện: Sắc bài thuốc trên lấy nước uống liên tục trong 7 – 21 ngày.
Bài thuốc trị đau nhức xương khớp do bệnh phong thấp
Chuẩn bị: Dây đau xương, rễ tầm xọng, cốt khí củ, đơn gối hạc, cam thảo nam, lá lốt và rễ cỏ xước mỗi vị 20g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, đều đặn sử dụng ngày 1 thang cho đến khi thuyên giảm các triệu chứng.
Bài thuốc trị chứng đau nhức, chân tay tê mỏi, ở người cao tuổi
Chuẩn bị: Cây dây đau xương, thổ phục linh, cỏ xước, ké đầu ngựa, cây xấu hổ, kim ngân hoa, hy thiêm, cà gai leo, và thiên kiên kiện, các vị bằng lượng nhau.
Thực hiện: Đem sắc đun nhỏ lửa với nước theo tỷ lệ 1:1 và chế thành rượu thuốc. Để cải thiện triệu chứng đau nhức và tăng cường khả năng vận động dùng uống mỗi ngày.
Bài thuốc chữa đau mỏi gân xương do chứng phong tê thấp
+ Bài thuốc 1: Chuẩn bị cây dây đau xương, kê huyết đằng, gai tầm xọng, núc nác, rễ bưởi bung, phòng kỷ, quế chi, cỏ xước, thiên niên kiện, độc hoạt, chân chim và cây xấu hổ mỗi vị 4 – 6g. Đem sắc lấy nước uống, dùng 1 thang mỗi ngày.
+ Bài thuốc 2: Cây dây đau xương, vỏ thân cây ngũ gia bì, rễ gối hạc và rễ phòng kỷ mỗi vị 10g, cây mua núi và kê huyết đằng mỗi vị 12g. Đem các vị thuốc thảo dược kể trên thái nhỏ và phơi khô hoàn toàn. Ngâm với rượu trong vòng 7 – 10 ngày, uống 2 lần/ngày, 25ml/lần.
Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa
Chuẩn bị: Dây đau xương, cốt toái bổ 12g, cẩu tích, kê huyết đằng mỗi vị 20g, thiên niên kiện 8g, ngưu tất và ba kích 12g.
Thực hiện: Đem sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi thuyên giảm triệu chứng.
Bài thuốc chữa phong thấp
Chuẩn bị: Dây đau xương, rễ và cây lá lốt, mỗi vị 15g, dây chìa vôi 20g.
Thực hiện: Đem rửa sạch, sao vàng hạ thổ rồi sắc với nhiều nước, có thể dùng thay nước lọc hằng ngày.
Bài thuốc chữa thấp khớp mãn tính
Chuẩn bị: Phục linh, dây đau xương, tang chi, rễ gấc, rễ tầm xuân, thân cây trâu cổ, rễ cỏ xước và dây rung rúc mỗi vị 20g, lá lốt và thiên niên kiện mỗi vị 10g.
Thực hiện: Đem sắc lấy khoảng 400ml nước sắc, 2 lần. Sau đó đem nước đun với lửa nhỏ để cô lại thành cao lỏng. Mỗi lần dùng rượu hòa với 1 ít cao và chia thành 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc trị chứng thấp khớp, viêm khớp
Chuẩn bị: Vỏ thân cây ô môi 50g, nhục quế 30g, dây đau xương và cốt toái bổ mỗi vị 100g.
Thực hiện: Đem 1 lít rượu nếp 40 độ ngâm với nguyên liệu trong vòng 20 ngày là dùng được. Ngày dùng 2 lần, 30ml/lần.
Bài thuốc trị chứng xương khớp, đau nhức cơ thể do bệnh phong thấp
Chuẩn bị: Cây dây đau xương, koa kinh giới, rễ bưởi bung, củ kim cương, rễ động lực, rễ cỏ xước, rễ hoàng lực và rễ cốt khí mỗi vị 20g.
Thực hiện: Đem sắc với nước cho đến khi còn lại 2 chén. Trong ngày chia làm 2 lần uống và dùng trong vòng 5 ngày liên tục.
Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh viêm khớp dạng thấp
Chuẩn bị: Dây đau xương, tang ký sinh mỗi vị 16g, tế tân, cam thảo mỗi vị 6g, xuyên khung, quế mỗi vị 8g, rễ cỏ xước (tẩm rượu, sao vàng) 20g, độc hoạt, đảng sâm, bạch thược, đương quy, tục đoạn, tần giao và thục địa mỗi vị 12g.
Thực hiện: Sắc uống.
7, Cách sử dụng cây đau xương chữa bệnh
Cao dây đau xương
Cách sử dụng cây dây đau xương được chế biến thành dạng cao giúp người dùng thuận tiện trong việc sử dụng loại cây này trong các bài thuốc chữa bệnh đau xương khớp.
Trà dây đau xương
Một cách chế biến sản phẩm này cho người dùng áp dụng là sử dụng loại trà có chiết xuất từ cây dây đau xương. Hằng ngày uống trà dây đau xương có công dụng điều trị phong thấp, hỗ trợ mạnh gân cốt.
Dây đau xương ngâm rượu
Dùng dây đau xương ngâm rượu cũng rất tốt cho cơ thể ngoài sắc nước uống, bằng cách kết hợp với đậu đen xanh lòng, hạt cốt khí.
Hoặc dùng 3 lần mỗi ngày với 1 chén rượu nhỏ thân dây đau xương rửa sạch, thái nhỏ và sao vàng rồi ngâm với rượu theo tỷ lệ 1:5.
+ Tác dụng dược lý của dây đau xương
https://www.youtube.com/watch?v=3lNN5V6BRk8
Video Credit: Health & Fitness
8, Những đối tượng có thể sử dụng cây đau xương
Những đối tượng thích hợp dùng dây đau xương:
+ Người bị đau vai gáy, đau nhức xương khớp
+ Bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối, bệnh gút
+ Bị viêm khớp, phong thấp
+ Tụ máu, chấn thương
+ Người bị bệnh sốt rét
Dây đau xương chính là khắc tinh của bệnh xương khớp và hàng loạt các bệnh lý khác mà bạn nên sử dụng chúng cho việc điều trị bệnh tật mà mình đang mắc phải. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!