Tuy chỉ là loài cây mọc dại trong vườn nhưng cây tầm bóp lại được rất nhiều người thu hái, chế biến và sử dụng. Vậy cây tầm bóp là gì? Tại sao chúng lại được ưa chuộng đến thế? Lời giải sẽ có ngay trong bài viết này, bạn đọc tham khảo nhé.
Khái quát chung về cây tầm bóp
Ngoài cái tên cây tầm bóp đã quá phổ biến thì bạn có thể gọi nó là cây đèn lồng hay thù lù đều được. Còn tên tiếng Anh của nó lại là Physalis angulata L. Cây tầm bóp được xếp vào danh sách thực vật thuộc họ cà.
Cây tầm bóp là cây có hình dáng bên ngoài ra sao?
Tầm bóp vốn là cây thân thảo. Chiều cao trung bình của cây là 50 đến 90 cm. Cũng có cây cao hơn một chút. Ở trên cành thì sẽ có nhiều nhánh khác nhau mọc ra.
Lá tầm bóp xanh đẹp mắt và hơi mỏng. Các lá mọc so le nhau. Tùy từng cây mà lá có thể chia thùy hoặc không chia thùy. Các lá tầm bóp thì có hình oval mềm.
Hoa tầm bóp là hoa đơn nối với cành hay nhánh bằng 1 cuống nhỏ. Hoa được bảo vệ bởi 1 đài hoa mành xanh nhạt hình chuông. Mỗi hoa thì đều có 1 lớp lông tơ mịn bên ngoài. Nếu bạn để ý sẽ thấy tràng ho có thể màu trắng hoặc vàng rực. Cũng có khi lại có 1 vài đốm tím ở gốc nữa.
Quả của cây mọng nước, nhẵn và tròn xinh. Khi còn non chúng có màu xanh. Nhưng chín rồi sẽ có màu cam hoặc đỏ rực đẹp mắt. Mỗi quả lại có 1 chụp như đèn lòng màu xanh mỏng bao bên ngoài. Mỗi khi quả tầm bóp nổ lại có tiếng bụp bụp vui tai vô cùng.
Một quả thì có nhiều hạt dẹt màu vàng giống các hạt cà.
Cây tầm bóp người ta tận dụng hầu hết mọi bộ phận để chữa bệnh. Cây cũng là giống cho hoa quả quanh năm. Không kể màu màng hay thời tiết.
Cây tầm bóp có nhiều ở đâu? Thu hoạch và sơ chế chúng sao cho đúng cách
Lần đầu tiên người ta tìm thấy cây tầm bóp là ở Châu Mỹ. Hiện tại thì có cũng có nhiều ở các nước rồi. Ở nước ta đây là cây mọc hoang ở ven đường, bờ mương, bờ ruộng. Đúng kiểu là cây cho không ai buồn lấy. Nhưng bây giờ thì người ta cũng chú ý đến nhiều rồi. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô để bảo quản được lâu.
Rau tầm bóp được nhiều người xào, nấu, nhúng lẩu đều ngon vô cùng. Vừa thanh mát lại sạch sẽ. Tuy nhiên nếu ai ăn lần đầu sẽ thấy nó hơi đắng. Nhưng ăn vài lần là thích mê.
Không chỉ là món rau ngon mà nó cũng là một loại thảo dược trị bệnh hiệu quả. Người xưa đã tận dụng cây tầm bóp để làm ra nhiều bài thuốc khác nhau đấy!
Giá trị dinh dưỡng của cây tầm bóp mà nhiều người không biết
Trong cây tầm bóp có chứa nhiều hoạt chất giúp ngăn ngừa tế bào ung thư hiệu quả. Điển hình như anthocyanin hay whitasteroid. Ngoài ra thì còn có cả alcaloid.
Hơn nữa trong cây tầm bóp cũng có rất nhiều dinh dưỡng. Hàm lượng chất xơ, vitamin A, C,… dồi dào giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Đó là lý do vì sao những người sống liền với con nước thích dùng loại rau này đến vậy.
Không chỉ vậy nó cũng giúp họ hạn chế các bệnh về răng miệng, giúp vết thương mau lành, các vết tím mau tan máu đông.
Bài thuốc sử dụng cây tầm bóp
Làm tiêu các mụn nhọt độc
Đối với các vết mụn độc trên cơ thể thì bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá tầm bóp to chừng 60 đến 80g. Sau đó thì đem rửa sạch rồi giã nát để lấy nước uống. Phần bã đem đắp vào chỗ bị mụn. Ngày nào cũng làm như thế thì sẽ tiêu mụn.
Giảm đau họng, hết ho
Lấy khoảng 15 hoặc 30g tầm bóp khô đun với nước để lấy nước uống trong ngày. CÒn nếu bạn dùng tầm bóp tươi thì cần khoảng 50 đến 100g tùy tình trạng bệnh. Cứ làm đến khi bệnh khỏi hẳn.
Tiêu đờm hiệu quả
Nếu bị đờm nóng thì người ta khuyên bạn nên ăn vài quả tầm bóp chín mỗi ngày. Hơn nữa quả tầm bóp chín cũng có nhiều vitamin A hay C. Nó sẽ giúp hệ thống miễn dịch của bạn nâng cao, hạn chế được các bệnh thận hay xương khớp.
Chữa bệnh tiểu đường
Cho vào nồi 1 nắm rễ cây tầm bóp tươi đã làm sạch. Thêm 1 quả tim lợn và bột chu sa vừa đủ dùng. Ninh chín trong 20p rồi gạn lấy nước để uống. Liên tục điều trị 7 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể.
Đối với các bệnh ung thư

Cách 1: Cho vào nồi 1500ml nước sạch cùng với 40g bách giải và 30g tầm bóp khô rồi đun lên. Cứ đun nhỏ lửa đến khi nào còn khoảng ½ thì mới đem nước đó dùng. Chia ều có 3 lần trong ngày là được.
Cách 2: Bạn chọn cây tầm bóp mà đang ra hoa có quả nữa. Nếu khô thì chỉ cần 30g. Còn tươi thì cần 1 lạng. Sau đó thêm 20g bạch truật, 10g hoàng cầm, 4g cam thảo, 10a mạch môn, 10g cát cánh và 10g huyền sâm. Cho tất cả vào nồi để đun sắc.
Bạn chỉ nên đổ vừa nước rồi đun đến khi còn 1 nửa thì mới đem dùng. Sau đó chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Mỗi lần dùng khoảng 20 ngày, sau đó để cơ thể nghỉ ngơi 10 ngày rồi uống tiếp.
Giải cảm
Bạn có thể tùy chỉnh lượng cây tầm bóp khô. Có thể 20g hoặc hơn. Miễn sao không quá 40g là được. Đem đun cùng 2l nước đến sôi thì tắt bếp. Đợi nước nguội thì chia ra uống hết trong ngày.
Lặn rôm ở trẻ em
Đối với trẻ nhỏ mà có rôm sảy thì bạn chỉ cần đem cây tầm bóp tươi nấu nước rồi tắm cho các em là được. Các vết rôm sảy sẽ mau chóng lặn mất.
Dạ dày bị rối loạn chức năng
Xã hội càng tiên tiến thì áp lực công việc, môi trường, thức ăn,… ngày càng nặng nề. Do đó ngày càng nhiều người bị dạ dày.

Thực ra bạn chỉ cần ăn rau tầm bóp như 1 loại rau thông thường là có thể ổn định dạ dày rồi. Bạn muốn chế biến như nào cũng được.
Tăng cường hệ miễn dịch
Dùng lá tầm bóp tươi để nấu canh ăn là được rồi. Mỗi tuần thì ăn khoảng vài bữa là giúp cơ thể có đầy đủ các chất dinh dưỡng rồi. Ngoài ra nó cũng hạn chế được bệnh tiểu đường và ung thư tốt.
Đánh bay các bệnh ngoài da
Nếu lá tươi thì bạn lấy chừng 100g còn lá khô thì chỉ cần 30g là được.
Sau đó cho vào nồi đun với nước để lấy nước uống. Kiên trì đến khi bệnh khỏi hẳn.
Phòng bệnh đơn thuần
Để nâng cao sức khỏe thì bạn cũng chỉ cần mang rau tầm bóp đi nấu canh ăn mỗi ngày là được. Dù hơi đắng 1 chút nhưng ăn vài lần bạn sẽ thấy quen ngay. Mà loại rau này thì rất mát.
Hướng dẫn sử dụng tầm bóp hiệu quả
– Cách pha trà:
Bước 1: Dùng một nhúm tầm bóp( 10g) khô cho 150 ml nước
Bước 2: Tráng trà, dùng nước sôi đổ 1 chút vào đảm bảo nước tưới qua 1 lượt trà lắc đều ấm rồi đổ nước này đi.
Bước 3: Cho nước sôi ấm pha trà theo tỉ lệ pha, đợi 5-7 phút cho nước ngấm vào trà. Mùi vị trà tầm bóp sẽ thơm ngon hơn khi bạn uống nóng.
– Cách nấu trà:
Nếu như bạn không có thói quen nhâm nhi ly trà vào mỗi sáng thì cũng có thể sử dụng tầm bóp để nấu nước uống thay nước hàng ngày.
Mỗi ngày lấy khoảng 50-80g tầm bóp phơi khô đem nấu với 1.5 lít nước uống.
Để mang lại hiệu quả tốt trong điều trị bệnh Gout hoặc tiểu đường, mọi người sử dụng tầm bóp cần kết hợp một lối sống sinh hoạt hợp lý:
+ Uống đủ nước: 10 đến 12 ly nước mỗi ngày giúp tăng đào thải axit uric và các độc tố khác trong cơ thể, giới khoa học đang khuyên dùng nước lọc và trà không đường.
+ Ăn thức ăn giàu chất xơ, ít đường
+ Chia nhỏ bữa ăn, giảm thức ăn chứa nhiều đạm.
+ Vận động cơ thể thường xuyên, tránh xa stress,…
Những đối tượng nên và không nên dùng cây tầm bóp
Cây tầm bóp có nhiều công dụng thật. Tuy nhiên có những người thì thực sự là thần dược. Tuy nhiên 1 số khác lại là độc dược. Vì thế bạn cần căn cứ vào tính trạng sức khỏe của mình để đưa ra được quyết định chính xác. Để tránh mang tới rủi ro cho cơ thể.
Những người được khuyên dùng cây tầm bóp
Những đối tượng nhạy cảm như trẻ em hay người già đều có thể dùng rau tầm bóp được. Vì nó giúp cơ thể bổ sung các chất dinh dưỡng để khỏe mạnh hơn.
Nhất là những người bị bệnh về da, tiểu đường, dạ dày, mụn,… thì càng nên dùng.
Ngoài ra thì:
+ Những người mắc bệnh về đường hô hấp.
+ Người đang điều trị 1 số bệnh ung thư như vọng, cổ tử cung, phổi,…
+ Người có lượng đường trong máu cao, hay bị nổi mụn
+ Hoặc chỉ đơn giản dùng để nâng cao sức khỏe cũng dùng được.
Những người tuyệt đối không nên sử dụng cây tầm bóp
+ Để cây phát huy hết được công dụng cũng như tránh được tác dụng phụ thì bạn cần dùng chúng đủ và đúng liều lượng. Mặc dù cây tầm bóp không hề có độc.
+ Khi dùng tầm bóp nếu thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường như buồn nôn, đau đầu,.. thì bạn không sử dụng nữa.
+ Những đối tượng như trẻ em hay người già, người đang dùng thuốc đặc trị, mẹ bầu cần có ý kiến bác sĩ thì mới dùng.
Tránh nhầm cây tầm bóp và cây lu lu
Chính vì thấy được công dụng của cây tầm bóp nên nhiều người rất muốn sử dụng. Nhưng cây tầm bóp rất hay bị nhầm với cây lu lu. Dưới đây là những đặc điểm của cây lu lu đã được chỉ ra trong cuốn sách thảo dược của GS. TS Đỗ Tất Lợi.
Cây lu lu là cây gì?
Video Credit: Công Ty Phú Mỹ Quốc Tế
+ Cây lu lu cũn là giống thân thảo nhưng thấp hơn cây tầm bóp 1 chút. Tùy từng cây mà có thể có nhiều cạnh hoặc không.
+ Lá cây lu lu là lá đơn hình oval hoặc hình trứng. Thường thì sẽ dài từ 4 đến 15m cm. Cũng có là dài hơn chút. Cũng vì cái lá này mà hay bị nhầm với cây tầm bóp đấy!
+ Hoa của nó cũng mọc thành chùm giống với cây tầm bóp. Hoa cũng được mọc từ nách lá mà ra. Nhưng quả của nó lại khác. Quả lu lu hình cầu và kết thành chùm. Khi chín thay vì màu đỏ thì nó có màu đen.
+ Cây lu lu ở đâu cũng có thể gặp được. Và cây này bộ phận nào cũng chứa độc tố Solanin.
Độc tố trong cây lu lu
Có thể do trùng hợp hoặc nhầm lẫn mà nhiều người vẫn lấy quả lu lu chín để ăn. Quả chín cũng có chất độc nhưng ít hơn quả xanh. Đây là báo cáo của trung tâm sức khỏe của Canada.
Không chỉ có quả mà đến lá của nó cũng có chất độc. Đó là Nitrate. Nếu ăn nhiều quả xanh và lá cùng 1 lúc thì khoảng vài giờ sau sẽ bị đau đầu, buồn nôn, hô hấp kém,…
Nếu bạn muốn dùng lu lu quả thì cần luộc qua vài lần nước cho bớt chất độc. Sau đó thì mới chế biến món ăn. Có ăn thì cũng ăn vài quả chín thôi.
Nước đun từ cây lu lu cũng được sử dụng để làm mờ các vết bỏng hay các vết ngứa. Thậm chí nước ép từ cây người ta còn dùng để điều trị gan và bệnh về da. Đương nhiên là với liều lượng nhỏ rồi.
Y học truyền thống của Ấn Độ cũng dùng nước luộc cây này để điều trị 1 số bệnh về gan. Ví dụ như vàng da khá tốt.
Giờ thì mọi người đã hiểu được lý do vì sao cây tầm bóp lại được sử dụng rộng rãi đến vậy rồi phải không. Là bởi vì những công dụng vô cùng tuyệt vời mà chúng mang lại cho sức khỏe của mỗi người.