Nấm ngọc cẩu không phải thuộc họ nấm nhưng có hình dáng giống cây nấm và sinh trưởng ký sinh trên cây trồng khác. Nấm ngọc cẩu mang lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe khiến nhiều bất ngờ, đặc biệt đối với những người yếu sinh lý.
Nấm ngọc cẩu là cây gì?
Nấm ngọc cẩu có tên gọi khác là: Củ gió đất, cu pín, củ ngọc núi, hoa đất, xà cô, ký sinh hoàn, bất lão dược, địa mao cầu,.. tên khoa học là Balanophoraceae. Nấm ngọc cẩu là một loại nấm có hình dạng giống với bộ phận sinh dục của chó đực.
Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược nửa dạng cây nửa dạng nấm, không có lá. Thân có màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bới cán hoa lớn, mang hoa dày đặc, có bao bọc bằng mo màu tím. Nấm có mùi hôi đặc trưng. Hoa nấm nạc và mềm, không có lá. Hoa đực và hoa cái phân biệt rõ ràng. Cụm hoa đực hình trụ, dài 10-15cm. Cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm. Ruột hoa nấm giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột.
Đọc thêm:
- Sử dụng tam thất bắc để bảo vệ sức khỏe trái tim, tại sao không?
- Bồ công anh- cây thuốc quen thuộc mà quý giá của người Việt
- Cây Cà Gai Leo: Những Công Dụng Chữa Bệnh Hiệu Quả
Tìm nấm ngọc cẩu ở đâu?
Không phải ở nơi nào cũng có thể tìm thấy nấm ngọc cẩu, loại thảo dược quý này thường tìm thấy ở vùng núi Tây Bắc, sống ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển.
Nấm ngọc cẩu mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới lùm cây bụi. Nấm ngọc cẩu mọc hoang trên dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Tây Côn Lĩnh các núi vùng Tam Đảo, nhưng nấm ngọc cẩu có giá trị dược liệu cao khi sinh trưởng ở độ cao trên 1.500m. Nấm ngọc cẩu đặc biệt quý khi thu hái tự nhiên ở độ cao trên 2.000 như đỉnh Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, nơi quanh năm lạnh giá, mùa đông có tuyết phủ.
Vì vậy muốn chọn mua nấm ngọc cẩu chất lượng nhất, các bạn nên nắm rõ về hình ảnh nhận dạng cây tỏa dương cũng như hiểu rõ địa điểm cây mọc để tránh bị nhầm lẫn. Nấm thường mọc trong khoảng từ tháng 9 hàng năm cho tới hết tháng 10. Cây sống trên những cây gỗ lớn bị mục nát, ưa bóng tối, các lùm cây rậm rạp.
Các loại nấm ngọc cẩu
Thực tế nấm ngọc cẩu có nhiều loại khác nhau, từ hình dáng, màu sắc, đặc điểm… Tuy nhiên bài viết này chỉ đề cập tới một số loại phổ biến nhất trên thị trường.
– Phân loại theo hình dáng bên ngoài thì nấm ngọc cẩu có hai dạng: nấm đực và nấm cái
+ Nấm đực: Loại nấm ngọc cẩu đực có thân hình chóp, bề mặt khá nhẵn, chiều dài trung bình từ 10 – 15cm, có biệt có những thân nấm dài tới 30 – 40cm. Màu sắc bên ngoài có màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bới cán hoa li ti, mang hoa dày đặc có bao bọc bằng mo màu tím. Lớp cán hoa li ti mọc bao trùm toàn bộ phần bắp, không nở bung ra. Nấm đực thường có mùi thơm hơn so với nấm cái, chính vì vậy khi ngâm rượu thì đa số mọi người ngâm loại nấm đực chứ ít người ngâm nấm cái.
+ Nấm cái: Có hình dáng bé hơn nấm đực, có bông to và hình dạng hơi giống bắp ngô chứ không có chóp rõ rệt như nấm đực. Nấm cái thường ít mùi thơm, củ nấm thường non và ít sơ.
– Phân loại theo màu sắc bên trong ruột thì cũng có hai dạng: Nấm có ruột màu vàng hoặc màu đỏ.
+ Nấm có ruột màu vàng: Theo kinh nghiệm của nhiều người thì nấm có ruột màu vàng sẽ thơm hơn nấm ruột màu đỏ, nên loại màu vàng được ưa chuộng và là loại phổ biến nhất khi ngâm rượu.
+ Nấm có ruột màu đỏ và tím: Trong ruột loại nấm này có màu đỏ hơi ngả tím. kích thước nhỏ hơn loại ruột vàng.
Tác dụng và một số bài thuốc của nấm ngọc cẩu
– Chữa yếu sinh lý, tăng cường sức khỏe sinh lý cho phái mạnh. Tại Viện Y học Bản địa Việt Nam, bác sĩ Hoàng Đôn Hòa, Chánh Văn phòng của Viện cho biết những nghiên cứu về nấm “ngọc cẩu” của Viện Y học bản địa Việt Nam cho thấy cây này có chứa anthoxyanozit, L-Arginin – một tiền chất sau khi qua chuyển hóa trong cơ thể sẽ sản sinh ra Nitric Oxit (NO). Chất này tham gia trực tiếp vào quá trình gây giãn mạch ngoại biên. Một phần hệ quả của việc đó là giãn mạch khá đặc hiệu bộ phận sinh dục, gây giãn mạch và cương cứng môi lớn, môi nhỏ của âm hộ và dương vật.
+ Bài thuốc về tác dụng tráng dương, chữa yếu sinh lý: Lấy ngọc cẩu nấu cháo với chim cút, gà, thịt dê, thịt bò, trai, sò, tôm,… Hoặc lấy 5g ngọc cẩu khô với 5g nhục thung dung, sắc lấy nước rồi dùng nước đó trộn bột mỳ, cán mỏng vắt thành sợi cho nấu cùng thịt dê, nêm gia vị vừa ăn.
+ Chống hoạt tinh, di tinh, yếu sinh lý, cơ thể mệt mỏi: Lấy 120g nấm ngọc cẩu, 120g tang phiêu tiêu, 40g long cốt, 40g bạch phục linh, tất cả đem tán bột mịn, viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15-20g với nước muối loãng. Uống 2 lần trong ngày.
Đọc thêm: Ba kích – thần dược tuyệt vời cho phái mạnh
+ Chữa xuất tinh sớm
Bài thuốc 1: Lấy 20g ngọc cẩu khô, 20g quả dâu tằm chín đen, đem tán nhỏ, hãm trong nước sôi với 10ml mật ong, hãm 10-15 phút là có thể uống, uống thay nước hàng ngày như 1 loại trà. Đối với những người đang bi tiêu chảy không nên áp dụng bài thuốc này.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 20g ngọc cẩu, 30g thuc địa, 30g đỗ trọng, 1 cái đuôi lọn khoảng 150g, 15g gừng tươi, 8 quả đại táo. Đuôi lợn cạo sạch lông, rửa sạch, chặt thành khúc. Gưng tươi dập nát. Cho tất cả vào nồi hầm nhừ trong 2-3 giờ là được. Nêm gia vị vừa ăn, chia ăn vài lần trong ngày.
+ Chữa liệt dương: Lấy 12g nấm ngọc cẩu, 15g thục địa, 15g sơn dược, 15g sơn thủ nhục, 12g phục linh, 15g câu ký, 12g nhục thung dung, 30g đâm dương hoắc diệp, 12g ba kích nhục, 12g bạch nhân sâm, 12 sao táo nhân, 12g thỏ ti tử, 9g thiên môn đông, 9g cam thảo, 6g lộc nhung. Tất cả đem tán bột mịn trộn mật, vê thành viên, mỗi viên 9g . Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên với nước đun sôi để nguội. Khi sử dụng cần tránh thức ăn lạnh và đồ tanh.
– Chữa khí hư ra nhiều, bổ thận dương
+ Bài thuốc 1: Lấy 5g nấm ngọc cẩu khô, 3g hồng trà, 3g đảng sâm, 3g hoài sơn, 2g phúc bồn tử, cho tất cả vào đun sôi 10-15 phút rồi lấy nước uống trong ngày.
+ Bài thuốc 2: 5g nấm ngọc cẩu khô, 3g nhục thung dung, 3g long cốt, 3g tang phiêu tiêu, 3g phục linh, 3g hồng trà, sắc lấy nước từ 10-15 phút, lấy nước uống trong ngày.
– Chữa táo bón ở người già, nhuận tràng
+ Bài thuốc 1: Lấy 500g ngọc cẩu khô, 500g nhục thung dung. Sắc kỹ 2 lần nước, rồi trộn lại cô tiếp, thêm 250ml mật ong quấy đều. Để nước nguội rồi cho vào lọ dùng dần, uống 2-3 thìa to với nước trước mỗi bữa ăn.
+ Bài thuốc 2: Sắc lấy nước uống từ hỗn hợp gồm 15g ngọc cẩu khô, 12g vừng vàng, 12g vừng đen, 10g chỉ xác, 10g ngưu tất. Ngày uống l lần khi đói.
– Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối ở người già: Tán bột mịn hỗ hơp gồm: 16g nấm ngọc cẩu khô, 16g hoàng cầm, 16g hoàng bá, 16g đỗ trọng, 16g quy bản, 16g tri mâu, 16g ngưu tất, 8g đương quy, 8g địa hoàng. Trộn hỗn hợp bột với rượu, vê thành viên nhỏ khoảng 7-10g. Một ngày ăn 2 viên.
– Hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh: Nấm ngọc cẩu tươi hoặc khô ngâm rượu theo công thức trên, ngày uống 2 lần, trước bữa ăn, mỗi lần uống không quá 30ml/ngày. Hoặc dùng nấm ngọc cẩu khô sắc lấy nước uống trong vài lần để nhanh lấy lại sức khỏe bình thường, đồng thời giảm mỏi tay, mỏi chân, mỏi lưng sau sinh.
– Làm đẹp da: Lấy nước nấu từ nấm ngọc cẩu khô theo công thức trên hoặc uống rượu ngâm ngọc cẩu, vừa có tác dung bổ huyết, cho làn da khỏe mạnh, vừa tăng cường nội tiết tố nữ. Nấm cái ngâm rượu thường được sử dụng trong làm đẹp và kích thích sản sinh estrogen. Còn đối với nam giới, để cải thiện sức khỏe sinh dục thì thường dùng nấm đực để ngâm.
Đọc thêm: Trà hoa vàng – Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng
Những câu hỏi thường gặp về nấm ngọc cẩu
Làm thế nào để nhận biết nấm ngọc cẩu thật?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều lời giao bán về nấm ngọc cẩu, tuy nhiên không phải loại nào cũng là hàng thật. Để không mua phải hàng giả, tiền mất tật mang, bạn có thể nhận biết nấm ngọc cẩu thật qua các dấu hiệu sau đây:
+ Nấm có màu đỏ tươi trong khi nấm giả có màu sẫm đen và bên ngoài có ít gai hơn.
+ Nấm ngọc cẩu thật có kích thước nhỏ hơn và ngắn hơn nấm giả bởi nấm giả được bơm chất kích thích nên lớn nhanh và trông rất đẹp mắt.
+ Khi ngâm nấm ngọc cẩu với rượu, sẽ thấy mùi thơm đặc trưng của nấm. Khác với nấm giả, khi ngâm rượu nước sẽ trong vắt và không có mùi thơm.
Cách sử dụng nấm ngọc cẩu như thế nào?
Nấm ngọc cẩu chủ yếu dùng sắc uống đối với phụ nữ, còn với nam giới chủ yếu dùng để ngâm rượu uống.
+ Với sắc uống: Cho nấm ngọc cẩu khô vào bình trà như hãm trà, sau đó đổ nước sôi vào chờ 15 phút là có thể dùng được.
+ Nấm ngọc cẩu ngâm rượu: Ngâm nấm ngọc cẩu khô và tươi khác nhau vì tỷ lệ và hàm lượng dưỡng chất giữa hai loại khác nhau.
Ai không được dùng rượu ngọc cẩu?
Những đối tượng dưới đây không được dùng nấm ngọc cẩu:
+ Người đang mắc các bệnh lý liên quan tới gan như xơ gan, viêm gan,…
+ Người tuy không mắc các bệnh lý về gan nhưng chức năng gan mật kém cũng không nên dùng.
+ Người bị ung thư đang phải xạ trị.
+ Người bị dị ứng, nhạy cảm với rượu và dược liệu.
+ Cơ thể ốm yếu nhiều bệnh tật không nên dùng.
+ Người bị bệnh về hệ tiêu hóa, nóng trong, cao huyết áp.
+ Một số người cần kiêng rượu theo chỉ định của bác sĩ.
Nấm ngọc cẩu kết hợp với các vị thuốc khác?
Theo Y học, để phát huy được toàn bộ dược tính của nấm ngọc cẩu nên kết hợp Nấm ngọc cẩu với các vị thuốc có công dụng tương tự như sâm cau, nhung hươu, nhân sâm…để tăng cường hiệu quả hỗ trợ sinh lực cho phái mạnh một cách tốt nhất.
Tác dụng phụ của nấm ngọc cẩu là gì?
Nấm ngọc cẩu tỏa dương mạnh vì vậy nếu không chế biến đúng cách sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Chất độc trong nấm ngọc cẩu có thể sẽ làm hại đến kinh gan thận, gây hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Chính vì vậy khi sử dụng nấm ngọc cẩu, bạn cần tìm hiểu kỹ về cách chế biến nấm ngọc cẩu để sản phẩm phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Trường hợp mua phải nấm ngọc cẩu giả thì hậu quả còn khôn lường hơn. Hiện nay, nấm ngọc cẩu đang rất thịnh hành và được nhiều người tìm mua vì vậy có nhiều đối tượng làm giả nấm ngọc cẩu để bán. Chính vì vậy khi mua nấm ngọc cẩu, bạn cần tìm hiểu cách để nhận dạng nấm ngọc cẩu bằng mắt thường để chọn được cho mình loại nấm tốt.
Nấm ngọc cẩu giống với một loại nấm độc có tên là Lùng Tà. Nếu bạn uống phải loại nấm này sẽ không có tác dụng chữa bệnh và gây hại cho sức khỏe. Đó là lý do vì sao bạn nên tìm đến cơ sở, đại lý uy tín để mua nấm ngọc cẩu chuẩn tốt nhất, nguồn gốc rõ ràng.
Đọc thêm: Chè vằng sẻ
Sử dụng nấm ngọc cẩu như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?
Nhiều người khi mới sử dụng và biết đến cây nấm ngọc cẩu chưa biết nên sử dụng như thế nào và nấm ngọc cẩu ngâm với gì để mang đến công dụng tốt nhất khi sử dụng. Dưới đây là một số cách sử dụng nấm ngọc cẩu để mang đến những hiệu quả khi sử dụng cho người dùng.
+ Nấm ngọc cẩu ngâm rượu
Để tăng cường sinh lý đối với nam giới, có thể sử dụng nấm ngọc cẩu khô hoặc nấm ngọc cẩu tươi để ngâm rượu.
Cách làm: sử dụng nấm ngọc cẩu tươi rửa sạch bằng nước, sau đó thái mỏng hoa, để phơi khô trong vòng 1-2 ngày dưới bóng râm. Sau khi phơi xong, lấy tỷ lệ cứ 200g nấm thì ngâm với 1 lít rượu gạo. Mỗi ngày đều đặn uống một chén rượu đã được ngâm kỹ sẽ giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý. Lưu ý, chỉ uống khi đã ăn cơm no để không ảnh hưởng đến dạ dày, không nên uống quá nhiều để tránh phản tác dụng.
Bạn cũng có thể sử dụng nấm ngọc cẩu khô để ngâm rượu. Để ngâm được bình rượu ngọc cẩu khô ngon thì bạn cần chọn nấm thật kỹ càng, không nên chọn loại nấm đã để quá lâu, có dấu hiệu ngả màu hay bị mốc. Mua nấm về nên rửa sạch với nước để loại bỏ các chất bảo quản cũng như chất bẩn bám bên ngoài cây nấm. Sau đó để ráo nước rồi cho vào ngâm với rượu. Càng ngâm lâu thì công dụng đem lại càng hiệu quả. Chỉ sau 1 năm là bạn đã có thể sử dụng được.
+ Nấm ngọc cẩu đun nước uống
Đối với nữ giới, có thể sử dụng nấm ngọc cẩu tươi sấy khô để sắc nước uống.
Cách làm: lấy nấm ngọc cẩu đã được sấy khô bảo quản kỹ trong túi nilon rửa sạch lại một lần nữa rồi cho vào nước sắc lên uống. Bạn nên để lửa to cho nước sôi hẳn rồi cho lửa thật nhỏ để các dưỡng chất trong nấm có thể hòa vào trong nước. Nếu cảm thấy uống có vị quá đắng hay khó uống thì có thể cho thêm một chút mật ong để dễ uống hơn. Uống đều đặn sẽ mang đến công dụng rất tốt đối với các chị em phụ nữ.
+ Nấm ngọc cẩu ngâm với ba kích
Nấm ngọc cẩu ngâm với ba kích tạo thành vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh, tuy nhiên ít người chỉ ngâm nấm với ba kích không mà họ còn ngâm chung với một số loại thảo dược khác nữa như: nhục thung dung, sâm cau, lá dâm dương hoắc,…
+ Nấm ngọc cẩu ngâm mật ong
Ngoài ra, nấm ngọc cẩu còn được ngâm với mật ong hoặc sáp ong rừng, tuy nhiên không phải loại sáp ong rừng nào cũng có thể ngâm với nấm ngọc cẩu. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành ngâm.
Nấm ngọc cẩu giá bao nhiêu?
Khi tìm mua nấm ngọc cẩu, bạn có thể tìm thấy rất nhiều các nguồn cung cấp khác nhau hiện nay. Tuy nhiên, nên lựa chọn thật kỹ cơ sở cung cấp các sản phẩm với chất lượng uy tín và được đảm bảo để mang đến những công dụng tốt nhất cho người dùng. Vậy hiện nay, trên thị trường, nấm ngọc cẩu bao nhiêu tiền 1kg?
Tùy vào từng thời điểm trong năm mà giá nấm ngọc cẩu cũng có những thay đổi khác nhau. Đầu vụ thu hoạch nấm (khoảng tháng 10 cho đến tháng 12 âm lịch), giá nấm sẽ đắt. Đến các tháng đầu năm (khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 âm lịch) giá bán sẽ rẻ hơn và cuối vụ giá lại tăng lên.
Nấm ngọc cẩu tươi được bán trên thị trường khi đang trong mùa thu hoạch thường có giá bán từ 200.000- 300.000 VNĐ/KG. Khi hết vụ thu hoạch nấm thì rất khó để có thể tìm mua được những cây nấm tươi trên thị trường, khi đó, thường người trồng sẽ sấy khô các cây nấm tươi để bảo quản được lâu hơn.
Đối với các loại nấm khô đã được bảo quản thì tại đầu vụ và giữa vụ thu hoạch có giá từ 500.000- 700.000VNĐ/KG, nhưng đến thời điểm cuối vụ, trữ lượng đã gần hết thì lại có giá cao hơn, khoảng 800.000-900.000VNĐ/KG.
Video Credit: CÔNG TY CP SÂM NGỌC LINH TUMORONG KONTUM
Với những tác dụng thực sự tuyệt vời của nấm ngọc cẩu những người có bệnh lý kể trên, đặc biệt là người yếu sinh lý nên sử dụng ngay để đạt được sự hưng phấn trong quan hệ vợ chồng và nâng cao thể trạng sức khỏe.