Không chỉ có vẻ đẹp mộc mạc, thanh khiết và hương thơm tự nhiên dịu nhẹ, lá sen còn được biết là dược liệu vô cùng quý giá trong việc điều trị nhiều loại bệnh, mang đến sức khỏe tốt nhất. Vậy lá sen trị được những bệnh gì? cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Đọc thêm:
- Nhân Sâm Hàn Quốc
- Nấm Ngọc Cẩu: Một Người Uống, Hai Người Vui!
- Sử dụng tam thất bắc để bảo vệ sức khỏe trái tim, tại sao không?
- Bồ công anh- cây thuốc quen thuộc mà quý giá của người Việt
- Cây Cà Gai Leo: Những Công Dụng Chữa Bệnh Hiệu Quả
Lá sen là gì?
Cây sen tên khoa học: Nelumbo nucifera, là một loài thực vật thuỷ sinh thân thảo sống lâu năm thuộc chi sen. Lá sen là một bộ phận của cây sen còn có tên gọi khác hà diệp, liên diệp.
Theo nguồn: KÊNH VTC1
Phổ biến hiện nay là hình ảnh lá sen màu xanh như chiếc nón lá. Đường kính từ 20 – 50cm tùy theo mức độ sinh trưởng của từng cây sen. Lá sen màu xanh mướt, phủ bề mặt lá là lớp phấn có khả năng chống nước cao. Trên mặt lá sen có những đường vân như cánh nón, hội tụ điểm chính giữa là tâm lá sen.
Lá sen hình lọng có thùy sâu đối xứng nhau, mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt, nhám. Cuống lá màu xanh, nhiều gai, hình trụ. Hoa to, màu hồng hoặc màu trắng. Cuống lá nhiều khoang rỗng bên trong.
Mặt trước lá sen ít lông, mịn, không gây ngứa ngáy. Lá sen có đặc điểm không thấm nước, được ứng dụng trong khoa học vật liệu, gọi là hiệu ứng lá sen, để chế tạo các bề mặt tự làm sạch. Nước bị đẩy lùi khỏi bề mặt của lá nhờ các sợi lông nhỏ, mịn trên bề mặt.
Theo nghiên cứu, các hợp chất hóa học trên lá sen có khả năng chống bị ướt và tự làm sạch chất ô nhiễm. Nước rơi trên bề mặt lá sẽ lăn như giọt nước hình cầu, cuốn đi bụi bẩn, vi trùng, bùn đất. Vì thế, người ta đánh giá lá sen rất sạch, luôn tin tưởng sử dụng để uống nước lá sen.
Phân bố của cây sen
Sen phân bố chủ yếu ở các ao đầm, được thu hái quanh năm xong thời điểm chủ yếu rơi vào mùa hè. Cây sen có mặt ở khắp mọi nơi từ đất nước Ấn Độ xa xôi, Australia, đến các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản.
Tại Việt Nam cây sen với bộ phận hoa sen là biểu tượng quốc hoa của đất nước chúng ta, có mặt ở khắp mọi tỉnh thành và là dược liệu quý sử dụng để chữa trị nhiều bệnh.
Lá sen có tác dụng chữa được những bệnh gì?
Lợi thủy tiêu mỡ
Lá sen có tác dụng giảm thiểu sự ngưng tập tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn máu, sử dụng thường xuyên có khả năng phòng ngừa tăng huyết áp và tai biến mạch máu não. Rất thích hợp với người cao tuổi
Phòng chống béo phì
Lá sen tươi (hoặc có thể dùng lá sen khô, nhưng trước khi dùng phải ngâm cho mềm)đem nấu cháo cùng với 100 gram gạo tẻ, có thể ăn kèm 1 chút đường trắng. Ăn cháo lá sen hoặc mỗi ngày uống trà lá sen sẽ giúp thanh nhiệt giải độc, giảm béo phì, đào thải Cholesterol dư thừa.
Hỗ trợ chữa háo khát
Lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày. Người bị tiêu chảy vừa chữa khỏi, cơ thể đang bị thiếu nước dùng rất tốt.
Thanh lọc cơ thể
Lá sen tươi 6g (dùng phần rìa lá; kim ngân hoa 6g, tây qua thúy y (vỏ xanh dưa hấu) 6g, ty qua bì (vỏ trái mướp) 6g, búp tre tươi 6g. Cho vào nồi, đổ ngập nước, sắc còn sữa non goodhealth 2 bát; chia 2 lần uống trong ngày.
Giải nhiệt mùa hè
Giải thử (trừ nóng mùa hè), thanh phế (mát phổi). Dùng trong trường hợp sau khi bị cảm nắng đã chữa khỏi, nhưng vẫn còn đau đầu, ho khan, mắt hoa nhìn không rõ.
Thanh thử, ích khí, thoái nhiệt
Dùng chữa trẻ nhỏ và người cao tuổi sốt nóng nhẹ dai dẳng trong ngày hè.
Hỗ trợ chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh
Sản dịch có mùi hôi khó chịu, điều này thường khiến các sản phụ rất lo lắng. Để khắc phục, hãy sử dụng lá sen khô theo cách sau: Dùng 20 đến 30g lá sen khô đem tán nhỏ, hòa với nước uống. Hoặc cho lá sen khô vào sắc với 200ml nước lấy 50ml nước lá sen cô đặc, uống ngày một lần.
Hỗ trợ chữa mất ngủ an toàn hiệu quả
Chất alkaloid có trong trà lá sen chống tăng huyết áp. Loại thảo dược này cũng làm giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh và mất ngủ. Bạn chỉ cần dùng 30gr lá sen khô đem hãm với nước sôi thành nước uống. Ngày uống nhiều lần thay cho nước trà sẽ sẽ có tác dụng rất hiệu quả.
Hỗ trợ chữa sốt xuất huyết
Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày 1 thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60g.
Hỗ trợ chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu
Lá sen 40g để sống, rau má 12g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
Hỗ trợ chữa ho ra máu, nôn ra máu
Lá sen chứa quercetin và flavonoids giúp tái tạo thành mao mạch nên chống chảy máu bên trong cơ thể. Để dùng lá sen khô chữa chứng ho, nôn ra máu cần làm như sau: Chuẩn bị lá sen 30gr, ngó sen 30gr, sinh địa 30gr, trắc bá 20gr, ngải cứu 20gr đem thái nhỏ, phơi khô rồi sắc thành thuốc uống trong ngày.
Đắp nhọt
Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặt để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.
Thanh lọc cơ thể lấy lại cân bằng
Bởi trong lá sen giàu flavonoid, đây là một chất có tác dụng giúp phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật. Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể đã suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, nên thường xuyên sử dụng lá sen.
Chữa đau mắt
Lá sen khô cũng được dùng để chữa đau mắt rất hữu hiệu.
Chuẩn bị:
- Lá sen: 10gr
- Hoa hòe: 10gr
- Cúc hoa vàng: 4gr
- Mục danh sách #3
Đem các nguyên liệu này sắc với nước thành nước uống ngày 2 lần.
Lá sen, hoa hòe (mỗi vị 10 gr), cúc hoa vàng 4 gr, sắc uống còn chữa cao huyết áp.
Thu hái và sơ chế
Lá sen có thể được thu hái quanh năm nhưng thời điểm tháng 7 – 9 là phổ biến nhất. Ngoài ra, nhiều tài liệu Đông y cho rằng, nên thu hái lá khi cây bắt đầu nở hoa.
Sau khi cắt những lá bánh tẻ về thì cần lau cho sạch và cắt bỏ phần cuống. Tiếp đến đem phơi nắng cho héo rồi gấp thành hình bán nguyệt và phơi tiếp cho khô hẳn.
Hướng dẫn chi tiết một số cách bào chế thông dụng:
– Lá sen khô đem phun nước cho hơi mềm ra. Sau đó dùng dao bén thái thành các dải dài hay miếng mỏng. Tiếp đến đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.
– Lá sen thán sao: Phần lá sau khi được làm sạch thì đem thái thành dải dài. Sau đó cho vào nồi kín và tiến hành đun nóng rồi để nguội, lấy ra.
Những câu hỏi thường gặp về lá sen
Uống nước lá sen thế nào để có lợi cho sức khỏe?
Đối với người bình thường nên sử dụng từ 3-5g lá sen tươi hoặc lá sen khô mỗi ngày.
Cách thức làm cũng không có gì quá cầu kỳ, chỉ cần dùng lá sen hãm với nước sôi. Sau khoảng từ 10 đến 20 phút là đã có thể sử dụng.
Yếu tố quan trọng nhất để quyết định việc uống nước lá sen có hiệu quả hay không. Mà phụ thuộc vào việc bạn phải mua được lá sen tốt, mua lá sen ở những đầm nước sạch, những vùng nước không bị ô nhiễm.
Nên uống nước lá sen 2 lần vào trước và sau mỗi bữa ăn. Có một vài lưu ý khi sử dụng nước lá sen như sau:
+ Chỉ nên dùng 4 đến 5 cốc trà sen loãng mỗi ngày, với những người đang giảm cân không uống quá no .
+ Những người huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng.
+ Không dùng quá 20g lá sen/ ngày.
+ Không dùng lá sen cho phụ nữ có thai, cho con bú, trong thời kỳ kinh nguyệt.
Uống lá sen có tác dụng phụ không?
Mặc dù là một loại dược liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe. Nhưng quá lạm dụng uống nước lá sen vẫn có thể gây ra những tác dụng ngoài mong đợi.
Thứ nhất, những người bị huyết áp thấp không nên lạm dụng nước lá sen quá nhiều. Bởi lá sen làm giảm huyết áp, sử dụng lâu dài sẽ khiến bệnh tụt huyết áp càng ngày càng nặng.
Thứ hai, nước lá sen nếu lạm dụng có thể khiến tim đập nhanh bất thường, dẫn đến hoa mắt, chóng mặt và ngất xỉu.
Thứ ba, sử dụng lá sen có thể dễ ngủ nhưng lạm dụng quá đà khiến cơ thể bị mệt mỏi, giảm trí nhớ. Tim đập nhanh bất thường, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, làm giảm ham muốn tình dục.
Lá sen có tốt không?
Lá sen theo góc nhìn của nhiều chuyên gia Y học phương Đông là một loại thảo dược tự nhiên tốt cho sức khỏe.
Lá sen tươi tự nhiên sau khi được thu hoạch sẽ được phơi và sấy khô, chế biến thành dược phẩm hoặc thực phẩm. Về cơ bản, nếu như không sử dụng chất bảo quản thì sử dụng lá sen hoàn toàn mang lại những lợi ích cho sức khỏe.
Các thành phần hóa học trên lá sen mang đặc tính riêng biệt, giúp loại thực vật này tự làm sạch được các chất ô nhiễm.
Khi nước nhỏ xuống bề mặt lá sen, cuốn đi những bụi bẩn, bùn đất lẫn vi khuẩn. Vì lẽ đó mà lá sen luôn được đánh giá là rất sạch, nước lá sen có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tóm lại, lá sen nếu biết cách sử dụng hoàn toàn tốt cho con người.
Những người tuyệt đối không được dùng nước lá sen?
Từ xưa, tất cả các bộ phận của sen, từ lá sen, hạt sen, tâm sen, củ sen… đều được sử dụng làm món ăn, bài thuốc. Nhất là thời gian gần đây nhiều chị em truyền tai nhau và xem lá sen như một “thần dược” giảm béo tự nhiên mà hiệu quả.
Theo Đông y, lá sen có vị đắng chát, tính bình. Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy… Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài những tác dụng mà người xưa đã phát hiện, lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm.
Tuy nhiên, lá sen cũng như những thực phẩm khác, nếu dùng không đúng sẽ để lại hậu quả khó lường. Dưới đây là những tác dụng phụ cần phải tránh khi dùng lá sen:
– Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.
– Những người có thể nhiệt khi uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ tốt hơn. Nhưng ngược lại, trường hợp người thể hàn uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục.
– Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.
Lưu ý: Nên uống nước lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ để không gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Vì sao lá sen có nhiều công dụng tốt?
Nguyên nhân là vì trong lá sen có chứa hàm lượng cao hoạt chất flavonoid giúp chống oxy hóa lipid màng tế bào gan và giảm gan nhiễm mỡ.
Các Flavonoid đồng thời còn là chất xúc tác giúp ngăn chặn phản ứng oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể, ngăn chặn các bệnh tai biến mạch, lão hóa, xơ vữa động mạch… Trong lá sen còn chứa chất nuciferin có tác dụng an thần, ức chế loạn nhịp tim.
Tác dụng của lá sen khô là gì?
Theo y học cổ truyền, các bộ phận của cây sen từ hoa, củ, hạt đến lá đều là những vị thuốc nam quý giá, được dùng phổ biến trong nghệ thuật thực dưỡng và hỗ trợ chữa rất nhiều bệnh lý. Riêng lá sen khi phơi khô có vị chát, hơi đắng, tính mát bình thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Chữa trị tiêu chảy, say nắng, giảm tình trạng đổ mồ hôi và hỗ trợ điều trị các chứng sốt. Cách sử dụng thông thường là ép nước lá sen tươi để uống hoặc dùng lá sen khô nấu nước trà.
– Nhờ tác dụng cầm máu nên có thể điều trị các tình trạng chảy máu như chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiểu tiện ra máu hay chứng rong kinh ở phụ nữ.
– Điều trị béo phì và tình trạng tăng mỡ máu nhờ khả năng hấp thụ chất béo tốt, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chống ô-xy hóa lipid màng tế bào gan.
– Thanh nhiệt, giải độc khi dùng kết hợp với củ và hạt sen.
Tuy nhiên, do đã phơi khô nên dược lực của lá sen bị giảm và hiện nay thường chỉ được dùng để chữa các chứng xuất huyết khi phối hợp với các thảo dược khác. Chính vì vậy, trước luồng thông tin rầm rộ về giá trị “thần dược” của lá sen khô trong việc giảm cân, chữa mỡ máu cao, mất ngủ… bạn nên cảnh giác. Đừng vội nghe theo những chỉ dẫn không rõ nguồn gốc như đem lá sen phơi khô đun với nước, uống hằng ngày thay nước lọc bởi “lợi bất cập hại”.
Lá sen khô có giúp giảm mỡ máu, ổn định huyết áp như lời đồn?
Tác dụng của lá sen khô đối với sức khỏe là có thật. Tuy nhiên, về những lời quảng cáo như giảm cân, giảm mỡ máu và ổn định huyết áp thì hiện vẫn chưa được y học chứng minh. Theo y học hiện đại, các nhà khoa học chỉ tìm thấy trong lá sen có chứa alkaloid và flavonoid – 2 thành phần có tác dụng chống oxy hóa lipid nên có thể dùng để chữa các chứng chảy máu như đại tiện ra máu, chảy máu chân răng…
Ngoài ra, trong lá sen còn có chiết xuất nuciferin có thể giúp giảm co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, giảm đau, an thần, chống rối loạn nhịp tim và cầm máu. Tuy nhiên, tất cả các hiệu quả này chưa được nghiên cứu trên người và không được khuyến cáo sử dụng.
Trong các bài thuốc điều hòa mỡ máu hay giúp hạ cholesterol, lá sen khô chỉ là một trong số nhiều loại dược liệu khác nên nếu chỉ sử dụng riêng lẻ, tác dụng của lá sen khô chưa biết thực hư ra sao thì cơ thể đã bị tổn hại do dùng sai. Vì vậy, trước khi quyết định dùng lá sen khô, bạn nên tìm hiểu kỹ các thành phần liên quan để biết thêm về tác dụng chữa bệnh, đừng quá tin vào những lời quảng cáo, giới thiệu quá sự thật.
Lá sen mang đến những tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh tật cho con người, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng, bạn nên lưu ý để phát huy hiệu quả tối đa của chúng nhé.