Tuy chỉ là loài cây mọc hoang dại ven đường, trong các khu vườn… nhưng Cỏ mần trầu lại là vị thuốc dân gian với công dụng chữa được rất nhiều loại bệnh được truyền lại từ xa xưa như: đại tiện ra máu, trị băng huyết, bệnh trĩ, tiểu đường…
1, Cỏ mần trầu là gì?
Cỏ mần trầu tên tiếng anh là Eleusine indica(L.) Gaertn với tên gọi dân gian như cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, ngưu tầm thảo, ngưu cân thảo, hang ma. Đây là loại cây mọc hoang dại ven đường nhưng có rất nhiều tác dụng trong chữa khá nhiều bệnh.
2, Đặc điểm của Cỏ mần trầu
Theo y học cổ truyền thì đây là 1 giống cây thảo dược quý nhưng không hề hiếm. Nó thay vì mọc riêng rẽ sẽ tập trung thành từng bụi. Thân cây nhỏ thuộc giống thân thảo. Vòng đời của cây tương đối dài.
Thân cây thì bò dài ở gốc. Mỗi cây có chiều cao dao động từ 30 đến 90cm tùy cây. Thân cây nhỏ nhẵn và có màu xanh đậm.
Lá cây cỏ mần trầu dài nhỏ và có lớp lông mỏng và hơi cứng ở mặt trên. Bạn có thể tưởng tượng lá cây mần trầu cũng dài và nhọn hệt như lá lúa vậy. Nhưng nhỏ hơn. Gân lá thay vì nổi ở mặt trên như nhiều loại cây khác thì nó lại nổi ở mặt dưới.
Ngoài gân chính thì còn có các gân phụ song song với nhau nữa. Lá cây khá mỏng. Nhìn bên ngoài thì có màu xanh đậm nhưng vào bên trong lại có màu trắng pha xanh.
Hoa mần trầu cũng sẽ tụ thành cụm. Cụm hoa mần trầu có đặc điểm không mềm mại cũng chẳng rủ xuống mà chúng xẻ ngón ra. Mỗi cụm thông thường thì có từ 5 đến 7 bông. Cũng có thể ít hoặc nhiều hơn. Thông thường các bông hoa sẽ mọc ở ngọn. Nhưng nếu để ý bạn sẽ thấy vẫn luôn có 2 bông hoa mọc thấp hơn hẳn.
3, Khu vực phân bố
Cây này không hề được trồng mà chỉ là 1 cây mọc hoang thôi. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp chúng ở đâu. Ở những nước khác như Trung Quốc, Lào hay Campuchia vẫn có thể gặp cây này được. Ở 1 vài nước nhiệt đới cũng có cây mần trầu.
4, Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
+ Bộ phận dùng: Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, tất cả các bộ phận của cây cỏ mần trầu đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng và loại bệnh mà thầy thuốc sẽ chỉ định dùng lá, rễ hay thân để cải thiện triệu chứng.
+ Thu hái: Cây cỏ mần trầu thường được thu hái tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên, để loại cỏ này đạt chất lượng và phát huy công dụng điều trị tốt nhất, thầy thuốc nên thu hoạch vào đầu thu và cuối hè.
+ Chế biến: Cỏ mần trầu sau khi được nhổ khỏi mặt đất, nên vệ sinh sạch sẽ với nước nhiều lần để loại bỏ đất và ký sinh trùng. Trong quá rửa, bạn cũng nên loại bỏ lá bị hỏng. Tiếp đó, đem phơi khô rồi thái thành từng đoạn ngắn rồi cho vào túi ni lông và dùng dần.
+ Bảo quản: Nên bảo quản cây cỏ mần trầu ở nhiệt độ phòng, không gian khô thoáng và không ẩm ướt.
5, Công dụng chữa bệnh và bài thuốc từ Cỏ mần trầu
Mẹ sau sinh bị băng huyết
Mỗi thứ sau bạn lấy 1 nắm nhỏ. Cỡ chừng 20g là được. Gồm có cỏ mần trầu, rễ cỏ tranh, rau má, cây ké, cỏ nhọ nồi, cam thảo nam, lá muồng trâu thái nhỏ. Tiếp tục cho thêm vào lá ngải cứu tưới, sả tươi và gừng tươi thái mỏng. Mỗi thứ đúng 10 phần. Lấy thêm vỏ 1 quả quýt cho vào nữa.
Đổ ngập nước và đun sôi đến khi đặc lại còn đúng 2 bát thì mới uống. Lấy nước đó chia ra làm 2 lần để uống hết trong ngày là được.
Làm đẹp tóc
Muốn chăm sóc tóc từ tự nhiên an toàn thì bạn chỉ cần lấy 1 nắm to cỏ mần trầu nấu nước rồi gội đầu hằng ngày là được. Chỉ nửa tháng sau bạn sẽ thấy hiệu quả nhìn thấy rồi. Công dụng này lát nữa mình sẽ phân tích kỹ hơn.
Hết đái dầm ở trẻ nhỏ
Cỏ mần trầu, mùi tàu, rau ngổ mỗi vị đúng 20g. Thêm cỏ lá sữa 10g nữa rồi cho vào nồi để đun lấy nước uống. Để tốt nhất thì bạn nên cho em bé uống khi ăn bữa chiều xong.
Hết mẩn
Cỏ tranh và cỏ mần trầu mỗi vị đúng 16g rồi đem nấu nước uống. Nước chia ra uống như trà trong ngày là được.
Trẻ bị tưa lưỡi
Bạn chỉ cần làm sạch 1 nắm lá mần trầu rồi giã nát và chắt lấy nước cốt. Sau đó chấm bông vào nước để tưa lưỡi cho bé là được.
Trẻ bị rôm, sốt
Cho vào nồi nước 400ml khoảng 1 nắm cỏ mần trầu khô (cỡ 20g) để đun sôi. Đun đến khi còn ¼ thì mới mang đi dùng. Chia số nước còn lại thành 2 lần để uống sau ăn.
Ổn định huyết áp với người tăng huyết áp
Chọn lấy nửa cân cỏ mần trầu tươi làm sạch rồi cắt nhỏ và giã ra. Thêm chút nước vào để chắt lấy nhiều nước cốt nhất. Bạn nên uống vào sáng và chiều để có công dụng tốt nhất. Khi uống nếu thấy khó uống thì bạn thêm đường vào cũng được.
Đánh tan sỏi tiết niệu
Bạn cần lá tre và bông mã đề mỗi vị 20g. Mộc thông, chi tử, cam thảo mỗi vị 8g. Thêm hương phụ chế 12g, cỏ mần trầu 40g, sinh địa 16g nữa là hoàn chỉnh bài thuốc. Mỗi ngày đem 1 thang đi sắc nước uống 3 lần trong ngày.
Nếu có hiện tượng đi tiểu ra máu thì bạn có thể cho thêm vào bài thuốc rễ cỏ tranh 20g nữa là được.
Mẹ bầu hay bị động thai, khó đi ngoài
Bạn chỉ cần 1 nắm cỏ mần trầu phơi khô (chừng 15g) rồi đem hãm cùng nửa lít nước. Khi đun sắc nhớ để đặc còn 300ml thì mới đem uống. Môi ngày uống từ 2 đến 3 lần. Lúc uống nếu nước nguội thì đun nóng lên.
Điều trị các bệnh về thận nhất là viêm thận
Cỏ mần trầu, tầm gửi dâu tằm mỗi vị đúng 40g. Râu mèo, kim tiền thảo, cỏ xước mỗi vị đúng 20g. Cho tất cả vào nồi để đun lấy nước uống trong ngày. Liệu trình 30 ngày sẽ khỏi.
Thai khỏe
Cỏ mần trầu, cỏ tranh mỗi vị đúng 8g. Sau đó cho thêm vào nồi 1 đến 2 lát gừng tươi và 1 ít trần bì. Lấy 1 củ sả đập dập rồi cho vào cho đủ bài thuốc. Đun nước để uống nhiều lần trong ngày.
Ngăn chặn tình trạng viêm não do di truyền
Chỉ cần 1 nắm cỏ mần trầu cỡ vừa (khoảng 25 đến 30g) rồi cho vào ấm hãm trà là được. Bạn dùng thay trà trong ngày là ok đấy! Cứ uống 3 ngày thì nghỉ 10 ngày. Thực hiện khoảng vài lần là ok.
Giúp da không bị vàng do viêm gan
Bạn chỉ cần tổ kén đực 30g và cỏ mần trầu tươi 60g là được. Nhớ là chuẩn bị đúng và đủ nguyên liệu nhé!
Đun sôi các nguyên liệu trong nồi nước rồi đem uống như nước lọc là được.
Những người có dấu hiệu tâm thần
Những người có dấu hiệu tâm thần là nói nhảm, khát liên tục, liên tục sốt trong thời gian dài, đập phá.
Lúc này bạn dùng các nguyên liệu sau để làm thành bài thuốc cho họ. Chỉ cần lấy cây mần trầu phần lá và thân thôi. Sau đó đun trên bếp để lấy nước đặc. Mỗi ngày cho uống 60ml là được. Liên tục như thế trong 30 ngày.
Mà có đặc điểm là những người bị tâm thần lại thích uống nước này. Khi nào họ khỏi thì cơ thể tự sẽ khỏe mạnh và lên cân thôi.
Theo các lương y thì cỏ mần trầu giúp làm mát dây thần kinh căng cứng, bốc hỏa. Vì thế nó mới có tên là thanh tâm thảo.
Điều trị huyết trắng
Bạn chỉ cần các nguyên liệu sau mỗi thứ chừng 20 đến 30g là được. Đầu tiên là cỏ mần trầu, cây móng tay trắng, rau sam. Sau đó là rau má, cỏ nhọ nồi, muồng trâu thái nhỏ, ké đầu ngựa, cây dậy trắng thái nhỏ. Thêm bông trang trắng và cam thảo nữa.
Tiếp tục cho vào nồi ngải cứu, củ sả có lá, gừng tươi thái lát mỗi vị 10 phần cùng 1 phần vỏ quýt. Sau đó đổ nước cho ngập rồi sắc đặc đến khi 2 bắt thì chia ra. Mỗi lần uống 1 bát trong ngày là được.
Điều trị tóc bạc
Người Dao đã dùng các bài thuốc này để nhuộm tóc bạc hiệu quả đấy!
Sắc nước uống như sau. Rễ khúc khắc cần 2g và cỏ mần trầu cần 10g. Sau đó thêm vào ngũ gia bì, thân cây đỗ trọng, rễ cam thảo, toàn bộ cây nhân trần mỗi vị 5g. Nếu dùng vào mùa đông thì thêm vài ba lát gừng đã làm nóng là được. Sau khi phơi khô các nguyên liệu thì đem thái nhỏ ra rồi đi sắc lấy nước. Để thuốc phát huy công dụng thì nên uống trước bữa ăn chính 15p.
Bài thuốc này không dùng cho phụ nữ mang thai hay đến đến tháng. Khi dùng cần kiêng đồ tanh, cà chua, rau muống, rượu bia,…
Kết hợp với thuốc bôi ngoài để có hiệu quả cao nhất nhé! Bạn cho 3 quả bồ kết vào nồi cùng 2l nước và 2 lạng mần trầu. Đun nhỏ lửa khoảng 15p rồi lấy nước để gội đầu.
Nhiệt miệng
Có thể bạn bị nóng trong hoặc do ăn nhiều đồ cay nóng mà bị. Lúc này chỉ cần những nguyên liệu sau thôi. Mỗi vị chừng 20 đến 25g nhé! Nhớ chuẩn bị đầy đủ đấy! Cây muồng trâu, cỏ mần trầu, đậu săng, cam thảo nam, cỏ nhọ nồi, rau ngót, rau dền trắng,rễ cỏ tranh, rau sam, rau má, ké đầu ngựa.
Tiếp tục thêm 2 khúc bí đao cắt đoạn dài 5cm là được. Cùng với đó là 1 cái vỏ quýt, 10 nhánh sả và 2 lát gừng tươi.
Cho vào nồi và đun với ngập nước. Sắc đặc đến khi nào còn 1 bát thì mới uống. 1 thang bạn sắc thành nhiều lần để uống trong ngày.
+ Cỏ mần trầu – Cây thuốc quý của dân gian
Video Credit: KÊNH VTC14
Mẹ sau sinh vú bị căng cứng
Nguyên liệu gồm có:
+ Cỏ mần trầu, măng sậy, lá vông nem, cỏ nhọ nồi, rễ tranh, khổ qua mỗi vị 40g
+ Thổ phục linh, rau sam, lá ớt, tre măng già, củ cỏ ống, dây hoàng đằng mỗi thứ 20g.
+ Bồ công anh, cỏ the mỗi loại đúng 12g
+ Me đất, cây chó đẻ răng cưa, dây cườm thảo mỗi vị đúng 16g.
Cho các nguyên liệu tất cả vào nồi và đun đến khi còn khoảng 2 đến 3 bát nước thì mang đi uống. Nước này chia làm 2 đến 3 lần uống hết trong ngày.
Kết hợp bài thuốc uống và thuốc đắp để có hiệu quả cao nhất. Bạn chỉ cần giãn 2 nắm tóc rối rồi trộn với 1 nắm cây bòng bòng và đắp lên chỗ ngực sưng. Đợi khi nào hỗn hợp khô thì tiếp tục lấy ra trộn giấm và đắp tiếp.
Một ngày chỉ cần làm 2 đến 3 lần thì sẽ mau chóng có kết quả.
Bài viết này đã cung cấp thông tin về rất nhiều công dụng trị bệnh của Cỏ mần trầu mà bạn có thể áp dụng chúng cho việc chữa trị các căn bệnh đang đeo bám không tốt cho sức khỏe của mình.