Những cây chuối hột rừng mọc hoang dại hay “mọc nhầm” trong khu vườn nhà bạn thường bị đốn, chặt đi bởi quả của chúng không ăn được. Tuy nhiên, hãy thay đổi suy nghĩ và hành động của bạn, vì cây chuối hột rừng mang đến rất nhiều tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả như: tiểu đường, sỏi thận…
Giới thiệu chung về chuối hột rừng
Chuối hột rừng là một loài cây rất gần gũi với người dân Việt Nam, đặc biệt là người miền núi.

Cây chuối rừng có chiều cao khoảng từ 3 đến 4m, thân xốp. Cây có phiến lá dài, mặt dưới có tia, cuống xanh sọc đỏ. Hoa chuối có màu đỏ thẫm giống hoa chuối thường xen lẫn ở giữa những quả chuối vàng hoa mọc thẳng ở ngọn. Buồng chuối hột rừng thường ít hơn 10 nải, quả có cạnh và chứa nhiều hạt to từ 4 đến 5mm
Loại chuối này phân bố nhiều ở các vùng cao, tỉnh thành miền núi nước ta như vùng Trường Sơn, Tây Bắc, vùng núi miền Trung và Bắc Trung Bộ… Chuối rừng sinh trưởng tốt ở địa hình núi cao, đất sỏi đá, hấp thụ được nhiều dưỡng chất từ thiên nhiên. Trái ngược với các loại chuối thông thường, quả của chuối hột rừng được ưa chuộng nhất khi có kích thước nhỏ. Quả càng nhỏ thì nhựa quả chất lượng đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Các loại chuối hột rừng
Người ta thường thấy chuối hột rừng với hai loại là cho trái to hoặc cho trái nhỏ. Loại trái nhỏ được dùng nhiều hơn đặc biệt để ngâm rượu. Dựa trên cách sơ chế có thể phân chuối hột rừng thành 2 loại:
+ Chuối hột rừng tươi
+ Dạng dược liệu phơi khô
Bên cạnh đó loại cây này thường được sử dụng có nguồn gốc từ vùng núi Tây Bắc và Tây nguyên. Với 2 loại này có thể phân biệt theo các đặc điểm dưới đây:
+ Chuối hột rừng Tây Bắc: Thường bán dạng khô thái lát với độ dày 1cm. Đường kính quả chuối thường lớn hơn và ít hột hơn loại Tây Nguyên. Chuối sau khi phơi sấy khô thường có màu đỏ.
+ Có nguồn gốc từ Tây Nguyên: Thường được phơi khô dạng nguyên củ, kích thước chỉ bằng ngón tay. Màu sắc hơi đen, có mùi thơm của chuối chín, ít thịt nhiều hạt.
Những công dụng chữa bệnh của chuối hột rừng
Có thể bạn không biết, người ta thường ví chuối hột rừng là “ông vua của các loại chuối”. Mặc dù nó không có mùi vị thơm ngon, béo ngậy giống bất kỳ một loại chuối ta nào thế nhưng mỗi bộ phận trên cây chuối rừng đều có những công dụng nhất định mà càng tìm hiểu người ta lại càng phải trầm trồ thán phục.
Vậy những công dụng ấy là gì và tại sao chuối hột rừng lại được gọi với cái tên đầy quyền lực là “ông vua của các loại chuối” chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một vài công dụng tiêu biểu của loại quả này.
Trị táo bón
nếu bạn đang đau đầu với tình trạng táo bón của con em mình thì quả chuối hột rừng quả là một phương thuốc hiệu nghiệm dành cho bạn. Hãy lấy một đến hai quả chuối rừng chín bỏ vào bếp lửa, đợi tới khi nào chuối ngả sang màu đen chúng ta đem la nghiền nát rồi cho trẻ ăn. Đảm bảo không lâu sau trẻ có thể tiêu hóa được một cái dễ dàng.
Điều trị bệnh hắc lào
không chỉ quả chuối khi chín mới có tác dụng trị bệnh mà ngay cả khi chuối còn xanh chúng ta hoàn toàn có thể cắt đôi quả chuối hột rừng, hứng lấy nhựa hoặc phơi nắng và sấy khô rồi rây thành bột mịn, đắp lên phần da bị hắc lào, viêm loét. Nếu đều đặn thực hiện bôi hàng ngày bạn sẽ sớm đạt được kết quả như ý.
Tiêu sưng, giảm đau nhức vai gáy
Cầu kỳ hơn một chút, nếu bạn có thể tách hoặc mua được hạt của quả chuối hột rừng thì hãy thực hiện theo công thức sau đây để có thể điều trị được các vết sưng đau dai dẳng: trước tiên hãy lấy khoảng 200 gam hạt chuối hột giã nát sau đó đem ngâm với 1.000 ml rượu 40 độ để trong khoảng từ 10 đến 15 ngày (lưu ý để càng lâu rượu càng phát huy hết công dụng). Uống đều đặn 2 lần/ngày, mỗi lần uống 15ml, lắc đều trước khi uống.
Trị sỏi thận, sỏi bàng quang
Nếu đang gặp vấn đề về sỏi thận hoặc sỏi bàng quang thì bạn cũng có thể sử dụng hạt chuối hột rừng rang giòn sau đó rây mịn, pha uống hàng ngày như pha trà. Thực hiện thói quen ngày trong khoảng 30 ngày chắc chắn bạn sẽ sớm điều trị được những viên sỏi cứng đầu.
Điều trị các vấn đề về tiêu hóa
Với những căn bệnh thường gặp như đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy ông bà ta trước đây có những bài thuốc rất hay là sử dụng vỏ quả chuối hột rừng đã chín thái nhỏ, phơi khô sau đó đem đun với nước uống đều đặn hàng ngày. Với thói quen này chúng ta chắc chắn sẽ sớm điều trị được các vấn đề sức khỏe kể trên.
Tăng tiết sữa cho phụ nữ mới sinh
Với một lượng chất xơ dồi dào, hoa chuối hột rừng thường được thái nhỏ, chế biến thành nộm hoặc chỉ đơn giản là luộc hoặc hấp là có thể giúp các bà mẹ đang cho con bú có một lượng sữa dồi dào.
Làm mát phổi, tiêu độc, điều trị ho ra máu
Trước đây, khi khoa học hiện đại chưa thực sự phát triển, ông bà ta bằng kinh nghiệm dân gian vốn có đã cho ra đời một bài thuốc với lá chuối hột rừng theo công thức 10gam lá chuối hột phơi khô, 20 gam tinh tre kết hợp cùng 20 gam mốc cau. Tất cả tán nhỏ, hòa cùng nước uống có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa cơ thể và giảm thiểu độc tố trong phổi.
Cầm máu vết thương, trị đau nhức răng
Khi bạn chẳng may bị thương hoặc chảy máu mà không có sẵn urgo thì một lời khuyên dành cho bạn đó chính là hãy cắt một miếng nhỏ thân cây chuối hột rừng đập nát, để lên vết thương hoặc phần răng bị đau. Rất nhanh chóng vết thương hay cơn đau nhức sẽ tan biến ngay lập tức.
Hỗ trợ ổn định đường huyết
Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang gặp vấn đề về đường huyết thì chúng ta nên tìm mua hoặc đào lấy của của cây chuối hột rừng, rửa sạch, giã nát ép lấy nước, uống hàng ngày sẽ giúp ổn định đường huyết rất hiệu quả.
Như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, tất cả các bộ phận của cây chuối hột rừng từ hoa chuối, quả chuối thậm chí là vỏ chuối, thân chuối và cả củ chuối đều có những tác dụng nhất định. Đó chính là lý do tại sao loại cây này ngày càng được ưa chuộng và được ví như “ông vua của các loại chuối”.
Cách sử dụng chuối hột rừng đạt hiệu quả cao nhất
Các bộ phận của cây chuối hột rừng đều có thể làm thuốc với công dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Cách phổ biến nhất là sử dụng dược liệu này để ngâm rượu hoặc pha nước uống:
Chuối hột rừng nấu nước uống
– Cách 1:
Dùng một nhúm chuối (10g) khô cho 150ml nước
Tráng qua, dùng nước sôi đổ 1 chút vào đảm bảo nước tưới qua 1 lượt trà lắc đều ấm rồi đổ nước này đi.
Cho nước sôi ấm pha theo tỉ lệ pha, đợi 5-7 phút cho nước ngấm vào chuối hột rừng. Thưởng thức khi nước còn ấm mùi vị sẽ thơm ngon hơn.
– Cách 2:
Ngoài cách pha trà uống như trên, bạn cũng có thể sử dụng chuối hột để nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày.
Liều lượng sử dụng mỗi ngày lấy khoảng 50-80g dược liệu đã phơi khô đem nấu với 1.5 lít nước uống.
Cách ngâm rượu chuối hột rừng

Để ngâm rượu thành công, cần chọn lấy những nải chuối có nhiều quả đều nhau. Sơ chế chuối bằng cách rửa sạch rồi để cho ráo nước.
Đồng thời chuẩn bị rượu nếp từ 40 -50 độ. Rượu sẽ được ngâm trong một hũ thủy tinh hoặc chum sành.
– Các bước thực hiện ngâm rượu bao gồm:
Cắt từng quả chuối, lột sạch vỏ. Phơi chuối khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời. Thời gian phơi trong khoảng từ 5 đến 7 ngày là có thể thu vào sử dụng. Rửa lại bằng nước ấm, để ráo cho chuối khô cong.
– Công thức ngâm rượu:
Ngâm chuối và rượu với tỷ lệ 1/4, có nghĩa là 1 phần chuối ngâm cùng lượng rượu gấp 4 lần. Rượu chuối hột rừng ngâm với thời gian khoảng 3 đến 4 tháng, có thể chôn dưới đất hoặc để nơi thoáng mát.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng chuối hột rừng
Các bài thuốc từ loại dược liệu trên đã được nhiều người sử dụng rộng rãi cũng như ghi nhận hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng có điều kiện để mua được chuối hột tươi, tự phơi khô cũng như sơ chế. Do đó, phần lớn nhu cầu sử dụng hiện nay là các sản phẩm chuối đã phơi khô và đóng gói sẵn. Bạn nên lựa chọn mua dược liệu này tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Sản phẩm chuối khô đóng gói sẵn cần được chọn từ nguồn gốc chất lượng, quá trình sơ chế phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc chuối hột rừng quá đặc. Thay vào đó, nên pha loãng để uống chia làm nhiều lần trong ngày. Cách làm này sẽ giúp người bị đau dạ dày đảm bảo được công dụng của chuối nhưng dạ dày lại không bị ảnh hưởng.
Cách phân biệt chuối hột rừng và chuối ta
Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều các loại chuối đang được nhân giống, trồng và bán ra thị trường. Có thể kể đến như chuối tiêu, chuối lá, chuối hột rừng,… Chính vì thế, để phân biết các loại chuối với nhau đòi hỏi người quan sát phải rất tinh ý cũng như hiểu rõ về đặc điểm và tính trạng của các loại chuối.
Thông thường để phân biệt chuối hột rừng với các loại chuối ta (chuối trồng ở vườn nhà), người ta đã chỉ ra một số đặc điểm sau:
Chuối ta
Là loại chuối có thân ngắn, quả to, ít hạt. Khi chín quả chuối ăn rất thơm và béo chính vì thế loại quả này được rất nhiều người ưa thích
Chuối hột rừng
+ Video tác dụng điều trị sỏi thận của chuối hột rừng
Khác với chuối ta, chuối hột rừng có thân và lá đều rất dài. Khi còn nhỏ chuối có màu đỏ thâm đặc trưng, sau đó khi chín chuối ngả sang màu vàng với kích thước nhỏ hơn nhiều so với quả chuối ta và đặc biệt là có nhiều hạt với vị chát rất đặc trưng.
Nếu bây giờ thấy cây chuối hột rừng, bạn đừng vội chặt bỏ chúng đi nhé, hãy sử dụng tất cả các bộ phận của chúng để chữa các căn bệnh kể trên mà bạn hoặc người thân của mình đang mắc phải.#Top