Đẩy lùi bệnh dạ dày với thần dược Chè dây
Những người bị bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn, trào ngược dạ dày dù đã dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng không khỏi thì tìm đến ngay thần dược Chè dây. Không chỉ là loại trà dùng để uống giải khát, Chè dây còn giúp đẩy lùi hiệu quả các bệnh về dạ dày và vô số các bệnh lý khác.
Tổng quan về cây Chè dây
– Tên gọi:
+ Tên gọi khác: bạch liễm, thau rả, khau rả, điền bồ trà, hồng huyết long, ngưu khiên tỵ, chè hoàng gia, song nho Quảng Đông,…
+ Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis.
+ Họ: thuộc họ Nho có họ khoa học là Vitaceae.
– Đặc điểm của chè dây
Chè dây là loại cây leo. Thân và cành cứng, hình trụ, có lông nhỏ. Tua cuốn chẻ đôi, mọc đối diện với lá.
Lá kép lông chim, mọc so le, có 7 – 13 lá chét có cuống, hình trái xoan, dài 2.5 – 7.5 cm, gốc tròn, nhọn, mép có ít răng cưa, nhẵn mặt; trên lá khi khô có những vệt trắng loang lổ như bị nấm mốc, mặt dưới rất nhạt.
Cụm hoa mọc đối diện với lá, phân nhiều nhánh, rộng 3 – 6cm, hoa nhiều màu trắng; hình chén có lông mịn. Quả mọng khi chín có màu đen.

Phân bố sinh thái
Chè dây phân bố nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai. Sau đó được phát hiện thêm ở nhiều điểm như Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh (Hà Giang); Hương Khê (Hà Tĩnh)… Trong số các điểm phân bố trên, có lẽ Đồng Văn và Yên Minh là nơi có chè dây mọc tập trung nhất. Trữ lượng hiện có ước tính tới vài trăm tấn.
Là loại cây ưa ẩm và ưa sáng, thường leo và mọc nằm lên trên các loại cây bụi và cây gỗ nhỏ ở vùng đồi, ven rừng hoặc ở bờ nương rẫy.
Độ cao phân bố từ 600 đến 1600m. Cây tỏ ra thích nghi với vùng á nhiệt đới núi cao, như Hà Giang, Lào Cai… Mùa ra chồi và sinh trưởng mạnh trùng với mùa mưa ẩm.
Cây có khả năng tái sinh chồi mạnh sau khi bị cắt cành. Hiện nay, nạn phá rừng làm nương rẫy vẫn là nguy cơ chủ yếu làm thu hẹp vùng phân bố tự nhiên của chè dây ở Việt Nam.
Trồng được bằng cách gieo hạt và các cây non thu thập trong tự nhiên.
Bộ phận dùng: toàn thân, lá cành của cây chè dây, thu hái vào lúc cây chưa ra hoa, cắt nhỏ, phơi khô.
Thành phần hóa học
Chè dây chứa flavonoid, tanin, glucose. Rễ chứa ampelopsin và myricetin.
Theo các nghiên cứu của Phạm Thanh Kỳ và cộng sự, hàm lượng flavonoid toàn phần là 18.15%. Flavonoid tồn tại dưới 2 dạng aglycon và glycosid. Hỗn hợp flvonoid chứa 2 chất myricetin 5.32% và 2,3 – dihydromyricetin 53.83%.
Tác dụng chữa bệnh dạ dày của Chè dây
Sử dụng chè dây chữa đau dạ dày từ lâu đã được khẳng định là mang lại hiệu quả tốt. Chè dây có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý sau đây:
– Nhiễm khuẩn dạ dày
Theo thống kê có đến 90% bệnh nhân mắc dạ dày mãn tính là do nhiễm khuẩn HP. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong chè dây có chứa hoạt chất có tác dụng loại bỏ chủng vi khuẩn này. Từ đó làm chúng chết dần và sớm đào thải ra ngoài dạ dày đồng thời hỗ trợ tốt cho việc phục hồi chức năng của dạ dày.
– Viêm loét dạ dày tá tràng
Như đã đề cập, chè dây là một thảo dược có dược tính cao, chứa một lượng lớn hoạt chất flavonoid có tác dụng liền sẹo, cắt nguồn cơn đay và làm lành vết loét nhanh chóng. Các thí nghiệm lâm sàng tại nhiều bệnh viện cũng cho thấy, chè dây có khả năng diệt khuẩn, diệt trùng, giảm nồng độ axit trong dạ dày. Khi sử dụng chè dây kết hợp với thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng, thời gian điều trị được rút ngắn đáng kể.
– Trào ngược dạ dày thực quản
Chè dây cũng thường được sử dụng để kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhờ tác dụng trung hòa lượng axit trong dạ dày, hạn chế tối đa lượng axit dư thừa, chè dây có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, đau bụng do dư thừa axit mà dịch vị tiết ra.
Mặc dù có dược tính cao nhưng chè dây hoàn toàn không có độc tính nên có thể sử dụng kết hợp với thuốc đặc trị mà không gây ra tác dụng phụ. Không chỉ vậy, dùng chè dây cũng giúp người bệnh có tinh thần thoải mái, ngủ ngon giấc hơn nhờ đó mà cơ thể cũng hồi phục tốt hơn.
Chọn chè dây chữa đau dạ dày như thế nào?
Chè dây chỉ mọc ở một số khu vực nhất định, do đó, đa phần người bệnh muốn sử dụng đều phải mua trên thị trường. Lúc này, việc làm sao để chọn được nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng là hết sức cần thiết. Cụ thể:
Nên chọn chè dây có lấm tấm như mốc do nhựa cây và phấn của nó tiết ra. Cần phân biệt với nấm mốc vì việc chè dây có những vết lấm tấm là vô cùng bình thường. Đây là đặc điểm để phân biệt loại cây này với trà rừng, trà thường và trà ô long. Nếu chè dây khô có màu trắng mốc trên bề mặt, nhựa cây tiết ra càng nhiều thì dược tính càng cao và chứng tỏ đây là hàng thật.
Nên chọn chè dây nguyên chân, được hái từ rừng rồi mang về phơi và sao khô tự nhiên vì không chứa chất bảo quản, có thể quan sát kiểm định chất lượng trực tiếp. Tuy nhiên, nếu không mua được chè dây nguyên chất thì có thể thay thế bằng trà chè dây túi lọc.
Một số tác dụng chữa bệnh khác của Chè dây

Chè dây có tác dụng ổn định huyết áp
Hầu hết các loại trà, chè bình thường đều có tác dụng đó làm ổn định huyết áp, giúp cơ thể ổn định huyết áp. Ngăn ngừa cũng như phòng tránh các bệnh lý liên qua.
Gần như các loại trà, chè uống hàng ngày sẽ đem lại tác dụng hạ huyết áp, ổn định huyết áp. Chè dây cũng không ngoại lệ, nó sẽ làm hạ huyết áp từ từ, chứ không hạ ngay lập tức khiến cơ thể bị sốc. Ngăn ngừa những bệnh lý gây hại đến cơ thể người bệnh.
Chè dây có tác dụng giúp điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa
Chè dây bảo vệ gan, thanh lọc gan giúp gan được bảo vệ, giúp quá trình thanh lọc gan được tốt hơn. Ngăn tình trạng thải độc gan qua da khiến cơ thể bị mụn ở các vùng da như lưng, mặt. Chè cũng khiến cho cơ thể được ổn định, từ đó, giúp đẩy nhanh sự tiêu hủy của các nốt mụn nhọt, mẩn ngứa do dị ứng hay tiết tố trong cơ thể bị thay đổi.
Chè dây có tác dụng chữa chứng mất ngủ, ổn định thần định
Các bệnh lý như đau dạ dày, gan thải độc khó khăn khiến cơ thể mất ngủ, không được ổn định thân huyết, stress nặng nề… Chè dây dùng thường xuyên bên cạnh việc điều trị các bệnh lý liên quan, mà nó còn giúp cơ thể được thanh lọc, não bộ được ổn định, ngăn ngừa tình trạng mất ngủ, đau đầu, cơ thể khó chịu, stress.
Nhiều người đã hết triệu chứng mất ngủ. Khó ngủ do sử dụng dược liệu chè dây, giúp ngăn ngừa tình trạng bất ổn, khó chịu, cáu gắt do không được ngủ.
Chữa đau thắt bụng trên, tiêu chảy
Dùng cây chè dây tươi 50g, gừng tươi 15g đem đi sắc chung với 2 chén nước để uống. Đối với trẻ em, người già hoặc bệnh nhẹ có thể giảm bớt liều lượng.
Chữa ổ mủ do nhiễm trùng
Chè dây 15g đem sắc với rượu và nước với tỉ lệ 1 rượu: 1 nước để uống hoặc hầm chung với thịt heo nạc để ăn.
Những lưu ý khi sử dụng chè dây chữa bệnh
+ Để việc điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất, khi sử dụng chè dây, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:
+ Không sử dụng quá 70g chè dây mỗi ngày/người, dùng quá nhiều sẽ gây khó chịu do chè dây có dược tính cao
+ Nếu có ý định dùng chè dày để giải khát, chỉ nên hãm từ 10 – 15g với 150ml nước sôi mỗi ngày.
+ Thời điểm sử dụng tốt nhất là trước bữa ăn chính từ 20 – 30 phút, dùng khi còn ấm, để nguội sẽ giảm bớt công hiệu
+ Không để nước trà qua đêm vì chúng sẽ lên men dẫn đến tiêu chảy, đầy bụng…
+ Không dùng chè dây cho người huyết áp thấp nhất là khi đói vì dễ gây hoa mắt, chóng mặt.
+ Khi sử dụng chè dây, cần hạn chế các thức ăn chứa nhiều axit như dưa muối, xoài, cóc vì các gia vị như tỏi, ớt tiêu
+ Hạn chế sử dụng thực phẩm khó tiêu, gây đầy hơi, nhiều dầu mỡ… Đặc biệt, tuyệt đối không dùng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
+ Mặc dù có tác dụng chữa bệnh nhưng chè dây chỉ phù hợp với trường hợp bệnh mới khởi phát. Chè dây không phải là thuốc đặc trị, chỉ nên sử dụng dưới dạng phương pháp hỗ trợ không dùng thay thế thuốc.
Những đối tượng nên sử dụng chè dây
+ Người thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua.
+ Bệnh nhân viêm loét dạ dày, hành tá tràng, nhiễm khuẩn HP.
+ Những người thường xuyên bị trào ngược dạ dày.
Đặc biệt, chè dây là thảo dược không có độc tính, không gây ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học, cổ truyền và sinh sản khi sử dụng trong thời gian dài. Các nghiên cứu cũng cho thấy chè dây không có các tác dụng phụ như đầy bụng, nôn mửa hoặc khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu hoặc các biểu hiện dị ứng nên người bình thường có thể sử dụng thay trà hàng ngày.
Hướng dẫn sử dụng chè dây
– Cách pha trà:
+ Bước 1: Dùng một nhúm chè dây( 10g) khô cho 150 ml nước
+ Bước 2: Tráng trà, dùng nước sôi đổ 1 chút vào đảm bảo nước tưới qua 1 lượt trà lắc đều ấm rồi đổ nước này đi.
+ Bước 3: Cho nước sôi ấm pha trà theo tỉ lệ pha, đợi 5-7 phút cho nước ngấm vào trà. Thưởng thức khi trà còn ấm mùi vị sẽ thơm ngon hơn.
+ Chè Dây chữa bệnh dạ dày
Video Credit: Cây thuốc quý
Cách nấu trà:
Nếu như bạn không có thói quen nhâm nhi ly trà vào mỗi sáng thì cũng có thể sử dụng chè dây để nấu nước uống thay nước hàng ngày.
Mỗi ngày lấy khoảng 50-80g chè dây phơi khô đem nấu với 1.5 lít nước uống.
Sử dụng thần dược Chè dây đảm bảo các bệnh về dạ dày và nhiều bệnh lý khác sẽ phải tránh xa bạn ra đó ạ. Ngay bây giờ hãy tìm kiếm Chè dây cho vào tủ thuốc chữa bệnh của gia đình mình, bạn nhé!