Cây cỏ máu thuộc họ huyết đằng, là loại thảo dược quý được phân bố rải rác ở những vùng rừng rậm, nhiều cây gỗ lớn. Tuy còn khá xa lạ với nhiều người nhưng cây cỏ máu lại mang đến rất nhiều tác dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe như viêm khớp dạng thấp, kinh nguyệt không đều, đau lưng mỏi gối…
Tổng quan về cây cỏ máu #
– Tên gọi
Tên gọi khác: Dây máu người, huyết đằng, kê huyết đằng, cây huyết rồng, cây máu gà, đại hoàng đằng, đại huyết đằng, cây hồng đăng, cây dây máu
Tên khoa học: Sargentodoxaceae
Họ: Huyết đằng
– Đặc điểm thực vật
Cây cỏ máu là một dạng cây dây leo lớn có thân gỗ. Thân có thể dài đến 10 mét, đường kính thân dao động từ 3- 4 cm. Thân hình trụ tròn hoặc hơi dẹt, lớp vỏ ngoài màu nâu nhạt, hơi thô ráp. Cắt đôi thân thấy chảy ra nhựa màu đỏ tương tự như màu máu nên mới được người dân gọi là cây cỏ máu.
Lá cỏ máu là lá kép, bao gồm 3 – 9 lá chét hình trứng. Mặt trên của lá bóng nhẵn, màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Lá chét nằm giữa cuống thường dài hơn so với các lá mọc hai bên.
Hoa cỏ máu mọc đâm ra từ các nách lá. Cuống hoa nhỏ, bên ngoài phủ lông mịn. Hoa mọc thành tràng màu tím. Quả ra vào tháng 9 đến tháng 10 trong năm. Quả đậu, hình trứng hoặc lưỡi liềm, dài khoảng 7cm, có lông nhung, chứa 3 – 5 hạt.
– Phân bố
Cùng với Việt Nam, cây cỏ máu còn sinh trưởng ở một số quốc gia như Trung Quốc hay Lào. Ở nước ta, loại cây này được tìm thấy ở các vùng núi có độ cao trên 850 mét. Cây có thể mọc trong rừng hoặc ven các bờ sông suối. Cả miền Nam và miền Bắc đều có:
Ở miền Nam: Cây có máu phân bố ở các tỉnh như Khánh Hòa, Bình Định, Đồng Nai, Vũng Tàu, Lâm Đồng, Quảng Trị…
Ở miền Bắc: Cỏ mực phát triển nhiều nhất ở các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa…
– Thành phần hóa học của cây cỏ máu
Phân tích thành phần của cây cỏ máu trong phòng thí nghiệm thu được các chất sau:

+ Trong thân cây:
- Beta Sitosterol
- Daucosterol
- 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta
- 9-Methoxycoumestrol
- Milletol
- Medicagol
- Epicatechin
- Nhựa
- 4-tetrahydroxy chalcone
- Protocatechuic acid
- Licochalcone
- Friedelan-3-Alpha-Ol…
+ Trong rễ, vỏ và hạt cây cỏ máu:
- Chất nhựa
- Glucozit
- Tanin và một số hợp chất khác
Những tác dụng chữa bệnh của cây cỏ máu #
Cây cỏ máu nhìn chung có khá nhiều công dụng. Nhưng nếu chỉ để trên lý thuyết thế thôi thì khó có thể phát huy được hết. Chính vì thế mà các lương y hay nhiều người am hiểu về y học cổ truyền đã sáng tạo ra các bài thuốc.
Các bài thuốc này không chỉ được áp dụng 1 vài lần. Mà nó được nhiều người biết đến và trở nên nổi tiếng. Bởi vì công dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Nếu bạn còn đang băn khoăn thì hãy cùng tham khảo ngay các bài thuốc này nhé!
Điều hòa kinh nguyệt #
Bạn cần có 10g ngưu tất, 6g nghệ vàng, 12g ích mẫu và 16g cỏ máu. Đem tất cả cho vào nồi để sắc lấy nước uống. Mỗi liệu trình điều trị liên tục 5 đến 10 ngày tùy tình trạng bệnh là được.
Người hay bị đau lưng, gối
Cách 1: Các nguyên liệu cần chuẩn bị đầy đủ là 10g cỏ máu, 12g cỏ xước, 10g rễ trinh nữ, 10g ý dĩ, 10g tỳ giải, 8g rễ lá lốt, 8g quế chi, 8g thiên niên kiên. Thêm 6g vỏ quýt nữa là được. Cho vào nồi để sắc lấy nước uống.
Cách 2: 16g cỏ máu, 12g cẩu tích, 12g dây đau xương, 12g xuyên khung, 12g tục đoạn. Mỗi ngày chuẩn bị đúng 1 lượng các nguyên liệu như trên rồi đun nước uống. Nước thì chia ra uống vài ba lần trong ngày. Sau khoảng 6 ngày bạn sẽ thấy tiến triển.
Hay đổ mồ hôi trộm, cơ thể yếu hẳn đi
Đầu tiên bạn lấy 1 nắm to cỏ máu cỡ 90g cho vào nồi để nấu nước. Sau đó đập thêm 1 hoặc 2 quả trứng gà vào. Nêm thêm gia vị để làm thành canh. Khi ăn thì ăn hết. Làm vài lần sẽ thấy có thể cải thiện rõ rệt.
Người bị thiếu máu
Bạn lấy khoảng 2 đến 3 lạng cỏ máu rồi ngâm với 1l rượu trắng. Trước khi ngâm thì đem đi nghiền nhỏ cho dễ ngấm. Sau 10 ngày thì có thể dùng được rồi. Khi nào uống lấy 1 chén cơ 25ml là được. Ngày dùng không quá 2 chén.
Muốn tăng công năng lên thì bạn có thể kết hợp cùng các loại thảo dược khác như thục địa, hà thủ ô hay đan sâm. Các thảo dược này lấy lượng như nhau rồi cho vào nồi sắc nước uống là được.
Dành cho người bị dạ dày #
Đối với người bị đau dạ dày thì có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau đây!
Cách 1: Lấy 1 nhúm cây cỏ máu vừa phải rồi đem đi sắc nước uống là được. Hoặc có thể ngâm rượu cũng cho hiệu quả cao.
Cách 2: 16g đảng sâm, 12g rau máu khô, 12g hà thủ ô, 12g cỏ máu, 12g cam thảo, 10g hoài sơn, 12g ý dĩ, 12g đỗ đen. Cho tất cả vào nồi để sắc lấy nước uống là được.
Sau khi dùng một trong 2 cách trên 1 thời gian thì bạn sẽ thấy tình trạng đỡ hơn rất nhiều. Những con đau âm ỉ sẽ không còn ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn nữa.
Cải thiện cân nặng #
Chuẩn bị 1 nồi nước 1500ml rồi cho cỏ máu phơi khô 50g vào để nấu thành nước. Đun đặc đến khi còn 1000ml thì tắt bếp và lấy nước uống. Đều đặn ngày nào cũng uống nước này thay nước lọc thì sau 2 đến 3 tháng, cơ thể bạn sẽ có cải tiến cân nặng tích cực. Nếu bạn đang dùng hà thủ ô và trà hoa cúc rồi thì có thể kết hợp thêm để nâng cao hiệu quả.
Người bị thiếu máu lên não #

Bạn cần có nghệ vàng 6g, ngưu tất 10g, ích mẫu 12g và cỏ máu 16g. Cho vào nồi đun lấy nước uống. Liệu trình từ 7 đến 10 ngày tùy sự thuyên giảm của bệnh tình.
Dành riêng cho người bị đau lưng #
Các nguyên liệu cần có như 12g cỏ xước, 16g ý dĩ, 16g tỳ giải, 16g cỏ máu, 16g rễ trinh nữ, 8g quế chi, 8g thiên niên kiên và 8g rễ lá lốt. Thêm vỏ quýt 6g nữa rồi cho tất cả vào nồi đun lấy nước uống.
Điều trị bệnh đau thần kinh tọa #
Dùng 20g cây cỏ máu, cây cỏ xước rễ lớn, thoát hạch nhân, hồng hoa và khương hoàng mỗi vị 12g, hạn liên thảo 10g, cam thảo 4g.
Mỗi ngày lấy 1 thang sắc với 400ml nước trong 20 phút. Chia uống 2 lần.
Gọi sữa cho mẹ sau sinh #

Cây cỏ máu đặc biệt tốt cho mẹ sau sinh. vì sau khi sinh mẹ sẽ mấu 1 lượng máu kha khá nên người sẽ rất yếu và nhợt nhạt. Chính vì thế lúc này mẹ cần bổ sung dinh dưỡng. Lúc này cây cỏ máu chính là thần dược cho các mẹ.
Không chỉ giúp bổ sung lại lượng máu đã mất, còn giúp mẹ mau hồi phục. Làn da hay vóc dáng cũng sẽ cải thiện hơn rất nhiều.
Cách làm này được nhiều mẹ sau sinh áp dụng để giải quyết tình trạng ứ huyết, rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt là giúp mẹ có nhiều sữa hơn.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây cỏ máu để đạt kết quả tốt #
Cây cỏ máu hay bất cứ loại thảo dược nào cũng vậy thôi. Chúng sẽ thực sự trở thành thần dược nếu bạn sử dụng chúng đúng theo liều lượng. Nhưng nó cũng lập tức trở thành con dao 2 lưỡi nếu bạn quá lạm dụng hoặc dành cho sai đối tượng.
Chính vì thế trước khi sử dụng bạn cần tìm hiểu xem tình trạng bệnh của mình. Đồng thời áp dụng nó đúng quy cách để thu được kết quả như mong muốn nhé!
Những người được khuyên dùng cây cỏ máu #
Cây cỏ máu đặc biệt tốt cho mẹ sau sinh, người nào suy nhược cơ thể và gầy yếu. Đối với người hay uống rượu bia, các chất kích thích thì cũng nên dùng để giải độc gan. Người già hay bị đau mỏi xương khớp thì cũng nên dùng cây cỏ máu để giảm các cơn đau gây ra.
Cây cỏ máu còn giúp người dùng tăng cường thị lực, giảm tình trạng tê cứng chân tay hiệu quả. Đồng thời người nào hay toát mồ hôi cũng có thể dùng được.
Các chị em phụ nữ dùng cỏ máu để có được làn da trẻ đẹp, hồng hào. Bởi vì nó giúp nâng cao hệ miễn dịch và ngăn chặn vi khuẩn tốt. Kể cả người bình thường dùng cỏ máu để nâng cao thể trạng cũng rất được.
Những người không nên dùng cây cỏ máu để chữa bệnh #
Cỏ máu được các bác sỹ khuyên dùng cho trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên mà thôi. Những ai mà bị huyết ứ, khí trong cơ thể trì trệ thì không được phép dùng cỏ máu. Vì nó càng làm cho cơ thể bị bệnh nặng hơn mà thôi.
Mẹ sau sinh sữa loãng, mất sữa hay thiếu sữa nên đến cơ sở y tế để thăm khám cho chính xác. Sau đó xin ý kiến bác sĩ có nên dùng cây cỏ máu không?
Nếu có dùng thì cần tìm đến nơi uy tín, rõ ràng nguồn gốc sử dụng. Để tránh việc bị tiền mất tật mang bởi các lang băm. Như thế sẽ rất nguy hiểm đấy!
Đặc biệt là mẹ bầu thì tuyệt đối không nên dùng cỏ máu thì nó có thể làm động thai. Ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé.
+ Cỏ máu: “Thần dược” quý cho phụ nữ
Tránh nhầm lẫn cây cỏ máu và cây kê huyết đằng #
Thực chết cỏ máu và kê huyết đằng là 2 loại hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, do hình dáng của cây cỏ máu khá giống với cây huyết kê nên nhiều người hay bị nhầm lẫn. Muốn phân biệt được 2 thảo dược này thì bạn hãy chú ý vào đường vân của chúng.
Cây cỏ máu thì đường vân tròn với thân gỗ. Còn cây kê huyết đằng thì vân xoắn với các kích thước khác nhau. Dây cũng to hơn và thân không phải dạng gỗ.
Nếu bạn chọn nhầm cây cỏ máu và cây kê huyết đằng thì đương nhiên công dụng chữa bệnh sẽ khác rồi. Thậm chí còn gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe nữa.
Khi dùng cây cỏ máu điều trị thì sẽ phụ thuốc vào tình trạng bệnh và độ tuổi mà đánh giá xem có hợp hay không? Tiến triển nhanh hay chậm.
Trên đây là tất tần tật thông tin về cây cỏ máu mà bạn có thể tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng những ai đang có ý định dùng cây cỏ máu để chữa bệnh sẽ tìm được cuốn cẩm nang như ý của mình. #Top