Nước ta được thiên nhiên ban tặng rất nhiều loại thảo dược quý, trong có dây thìa canh. Đây là vị thuốc được rất nhiều người biết đến với những công dụng khác nhau, nổi bật nhất là điều trị bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đã chế tạo dây thìa canh thành dạng cao để tiện lợi cho việc sử dụng. Vậy công dụng, cách dùng của cao dây thìa canh như thế nào? Hãy cùng MuaHangODau tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về dây thìa canh
Dây thìa canh là vị thuốc rất quen thuộc trong các bài thuốc nam, tùy theo từng vùng mà nó có tên gọi khác nhau chẳng hạn như dây muôi, lõa ti rừng. Dây thìa canh là thảo dược thân thảo, dạng dây leo thường được tìm thấy ở vùng rừng nhiệt đới của Ấn Độ. Ở nước ta, loại cây này được tìm thấy ở các tỉnh phía bắc như Hải Phòng, Thanh Hóa, Ninh Bình
Dây thìa canh có đặc điểm như sau:
- Thân cây: Bên trong thân có dạng lỗ bì thư, dây thìa canh thường dài từ 6 – 10m, phân thành các lóng khoảng 8 – 12cm, to tầm 3mm, khi cắt ra sẽ có nhựa mủ màu trắng.
- Lá cây: Lá của dây thìa canh có hình bầu dục, phần đầu hơi nhọn, thường dài 6 – 7cm, rộng khoảng 2,5 – 5cm, nhìn tương tự như lá chanh nhưng kích thước lớn hơn.
- Hoa: Dây thìa canh có hoa màu vàng, nhỏ, kích cỡ chỉ tầm 12 – 15 mm, thường mọc từ các nách lá ở phần đầu ngọn. Đài hoa có rìa lông và lông mịn, ở mặt ngoài tràng không có lông, mỗi tràng phụ có 5 răng.
- Quả: Dây thìa canh kết quả vào tầm tháng 8 hàng năm, chiều dài quả khoảng 5,5cm, to ở phần đầu cuống và nhỏ dần đến cuối quả, hạt dẹt.
Thông thường quả thìa canh khi chín sẽ rơi xuống và tách làm đôi, mỗi nửa quả sẽ có dạng giống như chiếc thìa nên nó có tên gọi là dây thìa canh.
Đọc thêm: Dây thìa canh
Cao dây thìa canh có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu trong dây thìa canh có chứa rất nhiều hoạt chất hóa học như sau: Gymnema Sylvestre (GS4), Flavone, Hentriacontane, Anthraquinone, Pentatriacontan, Phytin, resins, d-quercitol và các loại acid như acid tartaric, acid formic, acid butyric. Tất cả các hoạt chất trên đều là những hoạt chất rất có lợi đối với cơ thể con người.
Một trong những tác dụng được biết đến nhiều nhất của cao dây thìa canh chính là hỗ trợ điều trị tiểu đường. Acid gymnemic, flavone, anthraquinone của dây thìa canh có tác dụng tăng cường hoạt động của insulin, thúc đẩy sản sinh insulin của tuyến tụy. Nhằm hạn chế hấp thu glucose từ ruột vào trong máu, giúp cân bằng đường huyết theo cơ chế tự nhiên.

Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao dây thìa canh còn có tác dụng khác như:
- Giảm lượng Cholesterol trong cơ thể.
- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Chống độc, thường sử dụng trong trường hợp bị rắn cắn.
- Cải thiện, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, tê bại chân tay.
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm mạch máu.
- Làm mất đi vị ngọt của đường và các vị đắng của thuốc trong khoảng một vài giờ.
Đọc thêm: Quả táo mèo
Cách sử dụng cao dây thìa canh chữa bệnh đúng cách
Liều lượng: Nên dùng từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần từ 3 – 4g (khoảng 1 thìa cà phê).
Cách dùng: Hòa tan trực tiếp cao dây thìa canh vào vào nước ấm, chờ khoảng 1 phút. Sản phẩm sau khi pha dùng uống trực tiếp.

Một số lưu ý khi sử dụng cao dây thìa canh
Để có được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng cao dây thìa canh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Do có hoạt chất Gymnema nên người dùng cao dây thìa canh có thể bị hạ đường huyết do bị kích thích insulin ở tuyến tụy. Chính vì vậy bạn nên lưu ý về định lượng sử dụng, tốt nhất là nghe theo lời khuyên của bác sĩ.
- Cơ thể chúng ta sẽ tiếp thu một lượng đường khá lớn sau mỗi bữa ăn nên lượng đường trong máu tăng cao. Sử dụng dây thìa canh sau bữa ăn 20 phút sẽ giúp bạn ổn định đường huyết.
- Không dùng loại cây này cho chị em đang mang thai, đang cho con bú hoặc người dưới 16 tuổi, người đang bị đi ngoài phân lỏng.
Qua bài viết trên MuaHangODau hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về cao dây thìa canh và tác dụng trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm cao dây thìa canh thì hãy liên hệ với chúng tôi để nhận hỗ trợ nhé!