• Menu
  • Skip to right header navigation
  • Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer

Before Header

  • Facebook
  • Twitter
  • YouTube

Mua Hàng Ở Đâu?

Hướng Dẫn Mua Hàng Tốt

  • ĐỒ THỂ THAO
    • GIÀY THỂ THAO
    • TẬP YOGA
  • QUẦN ÁO THỜI TRANG
    • ÁO THỜI TRANG NỮ
  • MỸ PHẨM
  • ĐỒ UỐNG
  • ĐỒ THỂ THAO
    • GIÀY THỂ THAO
    • TẬP YOGA
  • QUẦN ÁO THỜI TRANG
    • ÁO THỜI TRANG NỮ
  • MỸ PHẨM
  • ĐỒ UỐNG
  • Trang chủ
  • Sức Khỏe
    • Tin Sức Khỏe
    • Làm Đẹp
    • Linh chi
    • Bài Thuốc
    • Review Mỹ Phẩm
    • Tập gym
    • Tập Yoga
  • Thời trang & Du lịch
    • Mẫu Giầy Thể Thao
    • Tour Du Lịch Trong nước
    • Tour Du Lịch Nước Ngoài
  • Đồ gia dụng
    • Thiết bị điện
    • Đồ gia dụng
    • Máy lọc nước
    • Xe Máy Điện
  • Sản Phẩm
    • Thời Trang
      • Áo thời trang nữ
      • Bộ vest thời trang
      • Dép
      • Đồng hồ
      • Giày nữ
      • Kính mắt
      • Phụ kiện
      • quần áo
      • Túi xách
      • Váy
    • Thiết bị bảo vệ
      • Chống khói bụi
      • Chống sương mù
      • Mặt nạ chống bụi
      • Mặt nạ phòng độc
    • Mỹ Phẩm
    • Thể Thao & Ngoài Trời
      • Tập gym
      • Giày thể thao
      • Tập Yoga
      • Đồ uống
      • Đồ dùng gia dụng
  • Trang chủ
  • Sức Khỏe
    • Tin Sức Khỏe
    • Làm Đẹp
    • Linh chi
    • Bài Thuốc
    • Review Mỹ Phẩm
    • Tập gym
    • Tập Yoga
  • Thời trang & Du lịch
    • Mẫu Giầy Thể Thao
    • Tour Du Lịch Trong nước
    • Tour Du Lịch Nước Ngoài
  • Đồ gia dụng
    • Thiết bị điện
    • Đồ gia dụng
    • Máy lọc nước
    • Xe Máy Điện
  • Sản Phẩm
    • Thời Trang
      • Áo thời trang nữ
      • Bộ vest thời trang
      • Dép
      • Đồng hồ
      • Giày nữ
      • Kính mắt
      • Phụ kiện
      • quần áo
      • Túi xách
      • Váy
    • Thiết bị bảo vệ
      • Chống khói bụi
      • Chống sương mù
      • Mặt nạ chống bụi
      • Mặt nạ phòng độc
    • Mỹ Phẩm
    • Thể Thao & Ngoài Trời
      • Tập gym
      • Giày thể thao
      • Tập Yoga
      • Đồ uống
      • Đồ dùng gia dụng
You are here: Home / Các Bệnh Thường Gặp / Nếu không muốn bị mất mạng, hãy cẩn thận với bệnh tay chân miệng
benh-tay-chan-mieng

Nếu không muốn bị mất mạng, hãy cẩn thận với bệnh tay chân miệng

Tháng Sáu 29 //  by harrypham

Bạn có thể bắt gặp bệnh tay chân miệng ở tất cả mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất. Bệnh tay chân miệng thường lây lan rất nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như viêm não hay bại liệt, thậm chí gây tử vong nếu bạn không nắm được các kiến thức về cách phòng tránh và điều trị khi mắc bệnh.

Bài trước: Bật mí cách cực hay chữa bệnh giời leo tại nhà không để lại sẹo

Tóm tắt

  • 1 #1, Tay chân miệng là bệnh gì?
  • 2 #2, Con​ đường lây lan của bệnh tay chân miệng
  • 3 #4, Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
  • 4 #5, Biến chứ​ng thường gặp ở bệnh tay chân miệng
  • 5 #6, Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả nhất
  • 6 #7, Nguyên tắc phòng bệnh tay chân miệng

#1, Tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay, chân và miệng là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh tay chân miệng phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người qua việc tiếp xúc thông thường. Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

#2, Con​ đường lây lan của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng lây truyền theo đường tiêu hóa và có khả năng gây thành dịch lớn, nguyên nhân là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

#3, Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tay chân miệng?

Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ lớn hơn và người lớn. Ở vùng ôn đới, bệnh xảy ra nhiều nhất là vào mùa hè và đầu mùa thu. Với vùng có khí hậu nhiệt đới, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Nếu bé yêu nhà bạn thường xuyên tiếp xúc khu vực công cộng như nhà trẻ, sân chơi kém vệ sinh… bé sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh này.

#4, Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Khi cơ thể có những thay đổi về tình trạng sức khỏe với các dấu hiệu dưới đây, rất có thể bệnh tay chân miệng đã bùng phát:

– Ở giai đoạn đầu khi mới phát bệnh, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em có dấu hiệu đặc trưng như bệnh cúm. Bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ (dao động từ 38 – 39°C). Sau khoảng một hoặc hai ngày, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng mới xuất hiện. Bé sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Nổi bóng nước là một đặc điểm rõ rệt nhất của căn bệnh này ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

– Các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

– Trẻ sốt và có dấu hiệu ngừng ăn hoặc uống hoặc không muốn ăn hoặc uống thì bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Ngoài các dấu hiệu kể trên trẻ em và những người mắc bệnh tay chân miệng còn có các dấu hiệu sau:

+ Đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ

+ Bồn chồn

+ Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn; có thể hay giật mình

+Trẻ nhỏ thường hay bị chảy nước miếng vì đau họng

+ Trẻ chỉ thích thức ăn dạng lỏng và thức uống lạnh.

Lưu ý: Sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh, trẻ sẽ không bị bệnh ngay mà phải mất khoảng từ 3 – 6 ngày các dấu hiệu đặc trưng của bệnh mới xuất hiện. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Trong một số trường hợp, trẻ bị tay chân miệng có thể không có dấu hiệu của bệnh hoặc các triệu chứng xuất hiện rất nhẹ. Điều đó thường khiến bạn chủ quan. Nếu con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chăm sóc đúng cách nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

#5, Biến chứ​ng thường gặp ở bệnh tay chân miệng

– Các biến chứng do nhiễm vi rút gây bệnh tay chân miệng thường rất hiếm thấy, nhưng nếu chúng xảy ra, nên nhờ đến chăm sóc sức khỏe y tế.

– Viêm màng não do virus hoặc vô khuẩn hiếm khi có thể xảy ra với bệnh TCM. Viêm màng não do virus gây sốt, đau đầu, cứng cổ, hoặc đau lưng. Bệnh thường nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị gì, tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể cần phải nhập viện trong một thời gian ngắn.

– Các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm não (sưng não) hoặc tê liệt như một bệnh bại liệt thậm chí còn hiếm gặp hơn. Viêm não có thể gây tử vong.

– Đã có báo cáo về hiện tượng mất móng tay và mất móng chân hầu hết xảy ra ở trẻ bị bệnh tay chân miệng trong vòng 4 tuần. Ở thời điểm này thì người ta không biết liệu tình trạng mất móng như đã báo cáo có phải là do bệnh gây nên hay không. Tuy nhiên, trong các báo cáo đã xem xét, hiện tượng mất móng ấy cũng chỉ xảy ra tạm thời thôi và móng phát triển phục hồi lại mà không cần điều trị gì.

#6, Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả nhất

Đối với bệnh này, không có phương pháp đặc trị nào. Cách điều trị bệnh tại nhà hữu hiệu nhất là chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt. hãy giảm sốt cho trẻ và cho trẻ uống nước thường xuyên để phòng ngừa tình trạng mất nước có thể xảy ra. Thỉnh thoảng, bạn nên cho bé súc miệng bằng các loại nước súc miệng dành riêng cho bệnh nhân mắc bệnh lây lan này.

– Nếu bé bị sốt, bố mẹ vẫn có thể dùng các loại thuốc hạ sốt thích hợp cho trẻ. Một số cách mà bạn có thể làm nhằm giảm triệu chứng tay chân miệng ở trẻ tại nhà là:

– Cho bé ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước hoặc sữa đã được làm mát hoặc làm lạnh. Việc này giúp con tránh bị đau họng khi nuốt và tránh mất nước. Nước lạnh hoặc sữa là sự lựa chọn lý tưởng cho trẻ mắc bệnh này. Nếu bé khó nuốt, bạn hãy chia nhỏ khẩu phần của bé ra và cho bé ăn từng chút một. Ngoài ra, những thực phẩm lạnh như kem hoặc thạch cũng rất có ích cho trẻ bị bệnh này.

– Tránh cho trẻ ăn thức ăn mặn, cay hoặc chua nếu miệng bé bị tổn thương. Những loại thực phẩm dạng này có thể khiến các vết loét của trẻ thêm trầm trọng hơn.

– Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, giữ cho các vùng da bị tổn thương luôn sạch, thoáng.

– Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên và đúng cách.

– Bạn có thể bôi Xanh methylen lên các vết loét giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

– Bạn có thể cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt hoặc đau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức dùng thuốc cho trẻ.

– Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em, một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.

Trong tuần đầu tiên kể từ khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, trẻ sẽ rất dễ lây cho người khác. Tuy nhiên, virus gây bệnh vẫn có thể lây truyền trong vài tuần sau đó. Bạn hoàn toàn có nguy cơ lây bệnh từ con.

Bài sau: Bật mí đến bạn cách chữa bệnh hắc lào không cần dùng thuốc

#7, Nguyên tắc phòng bệnh tay chân miệng

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày.

– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, thìa, đồ chơi…

– Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng.

– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

– Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Để bảo vệ bản thân và những đứa trẻ của mình tránh khỏi bệnh tay chân miệng nguy hiểm, cha mẹ cần trang bị các kiến thức về căn bệnh này một cách đầy đủ nhất nhé.

Đọc thêm về:  Trà Thiên Dược Linh Chi Xạ Đen

Chuyên mục: Các Bệnh Thường Gặp

Previous Post: «benh-hac-lao Bật mí đến bạn cách chữa bệnh hắc lào không cần dùng thuốc
Next Post: Bật mí cách cực hay chữa bệnh giời leo tại nhà không để lại sẹo benh-gioi-leo»

Footer

HƯỚNG DẪN

  • Chính sách vận chuyển
  • Hình thức thanh toán
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách bảo hành

VỀ CHÚNG TÔI

  • Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ mua hàng
  • Giới thiệu Về Chúng Tôi

Sản phẩm

CÔNG TY TNHH MUA HÀNG Ở ĐÂU

  • Địa chỉ: Số 5/20 Đường Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

  • Hotline: 0982 63 1050

  • Email: contact@muahangodau.com

  • Các website khác của công ty là
    trang web về tăng chiều cao TallerMax Và namlinhchi.edu.vn
    Và thunglungxedien.vn
  • Chợ xe điện: Q-Store

HỖ TRỢ THANH TOÁN

ĐƯỢC CHỨNG NHẬN