Trong nền y học hiện đại, việc sử dụng thuốc tây để chữa trị những căn bệnh phức tạp, đe dọa ảnh hưởng đến tính mạng con người luôn là giải pháp được nhiều bác sỹ, bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, vẫn còn những cách chữa bệnh cực kỳ hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc tây bạn có thể nghĩ đến đó chính là các bài thuốc từ cây thảo dược cà gai leo. Cùng đi tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của cây cà gai leo các bệnh có thể chữa khỏi từ loại cây này, bạn nhé.
Cà gai leo là gì?
Cà gai leo (tên khoa học: Solanum procumbens), còn có tên khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm, là loài thực vật thuộc họ Solanaceae.
Cà gai leo thuộc loại cây nhỡ leo, có thân dài từ 60 – 100 cm, hay cao hơn, chia nhiều cành. Loài có nhiều gai, cành xòe rộng. Lá cây hình trứng hay thuôn dài, dưới gốc lá hình rìu hay hơi tròn. Ra hoa tháng 4-9, tạo quả tháng 9-12. Quả là dạng quả mọng bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính 7–9 mm. Hạt màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa, kích thước khoảng 3 x 2 mm. Loài này có vị hơi the, tính ấm.
Công dụng của cây cà gai leo
Hỗ trợ điều trị viêm gan virus, nhất là viêm gan B
Trong đề tài luận án tiến sỹ y học năm 1999 của BS. Trịnh Thị Xuân Hòa (Viện Quân y 103) thử nghiệm chiết xuất Cà gai leo trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động cho thấy Cà gai leo có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh, làm giảm nồng độ virus trong máu.
Làm hạ men gan
Ngay từ những năm đầu của thập niên 80, Cà gai leo đã được cố GS. Phạm Kim Mãn (Viện Dược liệu Trung ương) nghiên cứu chứng minh có tác dụng làm hạ men gan cao rất rõ rệt chỉ sau 2 tháng sử dụng.
Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan
Ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của xơ gan, làm giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm: Hai công trình nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương từ 1987-2000 đã công bố Cà gai leo với hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp sợi collagen trong tế bào gan nên giúp ức chế hình thành các tổ chức xơ hiệu quả.
Giúp giải độc gan, hạ chế hủy hoại tế bào gan, bảo vệ gan
Các hoạt chất trong cây Cà gai leo có tác dụng cao trong việc bảo vệ gan khỏi các chất độc hại ngoài môi trường, hạn chế các tổn thương gan và giải độc gan rất nhanh chóng.
Ngoài công dụng chữa bệnh gan, đau lưng, cà gai leo còn giải độc khi bị rắn cắn. Tác dụng của cà gai dây là giúp ngăn chặn và đào thải chất độc của nọc rắn ra khỏi cơ thể. Đây là cách giải độc rắn được những người đi rừng thường xuyên sử dụng. Nước cà gai dây uống rất an toàn cho cơ thể lại có tác dụng giải độc hiệu quả.Tuy nhiên, người bị rắn cắn nên đến các cơ sở y tế kiểm tra lại để chắc chắn nọc độc của rắn đã hoàn toàn được loại bỏ.
Đọc tiếp: Bồ công anh- cây thuốc quen thuộc mà quý giá của người Việt
Cà gai leo có công dụng giải rượu
Tác dụng không ngờ của cà gai leo là giải rượu. Tác dụng này có được là do các hoạt chất quý trong cà gai dây:
+ Giúp tăng cường khả năng hoạt động của gan.
+ Giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.
+ Đào thải độc tố tốt hơn.
Nhờ đó, người say rượu sẽ nhanh chóng tỉnh táo và khỏe mạnh khi sử dụng cà gai leo. Đặc biệt cà gai leo không chỉ giúp giải rượu mà còn có thể chống say cực tốt. Nếu công việc bắt buộc phải sử dụng bia rượu, chỉ cần dùng một hàm lượng nhỏ cà gai dây cũng giúp bạn tỉnh táo hơn rất nhiều.Sử dụng cà gai dây có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Cà gai leo chữa bệnh ho gà
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hemophillus periusis gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa đông xuân.Nguyên nhân do tà khí qua miệng mũi vào phế, phế khí không thông, nghịch lên gây ho, bên trong đờm nhiệt ẩn nấp ở phế, gây nên các cơn ho kịch liệt. Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến phế khí, phế âm và dễ sinh ra các biến chứng.
Cà gai leo là loại thảo dược có công dụng kháng khuẩn, chống viêm. Bởi vậy, nó được dùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ho gà.
Chữa cảm cúm, dị ứng
Nhờ các dược chất phong phú, cà gai dây chủ trị rất nhiều loại bệnh trong đó có cảm cúm, dị ứng. Đây đều là những căn bệnh thường gặp. Người bệnh có thể dùng nước sắc cà gai leo để giải độc gan, từ đó, chữa dị ứng tận gốc. Với cơ chế kháng khuẩn, cà gai dây ngăn ngừa và điều trị cảm cúm hiệu quả, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra cây cà gai leo cũng có rất nhiều tác dụng khác như hỗ trợ điều trị chứng ho lâu ngày, hen suyễn, rắn cắn, ho do viêm họng, ngừa sâu răng hiệu quả…
Đọc tiếp: Linh Chi Đông Trùng Hạ Thảo
Có mấy dạng cà gai leo
Cây cà gai leo rất dễ bị nhầm lẫn với các loại thảo dược khác, để nhận biết và phân biệt chúng, bạn có thể dựa vào màu sắc của hoa cây này. Hoa Cà gai leo có hình xim ở kẽ lá, quả khi chín mọng có màu đỏ, hạt dẹt và có màu vàng.
– Phân biệt dựa vào hoa, cà gai leo có hai loại:
+ Cà gai leo loại hoa trắng với dây nhỏ hơn thường được dùng để chế biến thành thuốc.
+ Cà gai leo loại hoa tím với dây lớn thì ít được sử dụng hơn. Ở một số vùng người ta trồng làm hàng rào.
Ngoài ra, người ta còn phân loại cà gai leo theo vùng miền
+ Cà gai leo miền Trung: Thân cây cằn cỗi, màu nâu và cứng cáp. Cà dây leo có đặc điểm này là do khí hậu miền Trung tương đối khắc nghiệt.
+ Cà gai leo miền Bắc và miền Nam: Thân cây màu xanh, bụ bẫm hơn
– Từ những công dụng tuyệt vời của cây cà gai leo, trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm chữa bệnh được làm loại cây này, có thể kể đến như:
+ Cà gai loại Tuệ Linh: là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng bộ đôi Cà gai leo và Mật nhân vào sản xuất thực tế để đem đến giải pháp mới từ thảo dược cho bệnh nhân gan mật. Không chỉ vậy, giải độc gan Tuệ Linh cũng là sản phẩm tiên phong được đầu tư nghiên cứu tại các bệnh viện lớn, các trung tâm dược lý để chứng minh những công dụng.
+ Cà gai leo Sadu: Là sản phẩm thuộc công ty Công nghệ cao Thăng Long. Đặc biệt, nguyên liệu sản xuất cà gai leo Sadu được công ty trực tiếp gieo trồng có chọn lọc, không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật, những cây trồng đều cho năng suất rất cao, được chăm sóc với tiêu chuẩn chuyên nghiệp mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn tuyệt đối.
+ Cà gai leo khô: Cà gai leo khô là sản phẩm được cắt từ cây cà gai đem phơi khô, hoặc sấy khô.
+ Trà cà gai leo: Trà túi lọc cà gai leo với công nghệ hiện đại và đơn vị sản xuất lâu năm nhiều kinh nghiệm, mang lại giá trị ưu việt để bạn lựa chọn bảo vệ cho gan của mình và người thân.
+ Cao cà gai leo: Cao cà gai leo được biết đến là loại dược liệu quý, đứng vị trí đầu bảng trong điều trị và hỗ trợ bệnh về gan. Ngày nay khoa học phát triển đã nghiên cứu thành công hoạt chất glycoalcaloid trong cao cà gai leo có tác dụng rõ rệt trong hỗ trợ điều trị viêm gan do virus, viêm gan B, C, ức chế tế bào ung thư, chữa viêm gan, xơ gan, men gan cao, nóng trong nổi mề đay vv…
Tìm cà gai leo ở đâu?
Cà gai leo được biết đến phân bố ở các vùng đồi núi thấp của Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc… Cà gai leo là thực vật mọc hoang ở nhiều nơi trong tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Nam. Nhưng phổ biến nhất vẫn ở Miền Bắc nước ta nhất là các tỉnh có khí hậu nóng như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình.
Ngày nay, nguyên liệu cà gai leo tự nhiên ngày một cạn kiệt nên người ta trông ngày càng rộng rãi. Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị hiếm hoi tiên phong xây dựng thành công vùng trồng Cà gai leo rộng gần 15ha tại Mỹ Đức, Hà Nội được kiểm soát nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn GACP.
Những công ty chuyên sản xuất cây cà gai leo phải kể đến như công ty công nghệ cao Thăng Long đã trồng hơn 30 hecta tại Vườn ở Miếu Môn – Chương Mỹ – Hà Nội, Công ty TNHH Tuệ Linh trồng tại xã Mỹ Thành–Mỹ Đức – Hà Nội, gần 15 ha Cà gai leo, Công ty LAVA Việt Nam…
Đọc tiếp: Cây đinh lăng- cây sâm của người nghèo!
Những câu hỏi thường gặp về cây cà gai leo
Cà gai leo có mặt trong những bài thuốc dân gian nào?
– Chữa Phong thấp:
Rễ cà gai leo, rễ xấu hổ, thổ phục linh, rễ cỏ xước, kê huyết đằng, rễ cỏ tranh, mỗi vị 6g. Sắc lấy nước uống.
Rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, kê huyết đằng, rễ tầm xuân, mỗi vị 20g. Sắc nước uống.
– Chữa tê thấp, bàn chân tê huyết, sợ nước, sợ lạnh, khớp xương đau buốt:
Rễ cà gai leo, rễ lá lốt, quýt rừng, rễ gác, rễ xuyên tiêu, cốt khí củ, mỗi vị 20–30g. Sắc uống.
Uống cà gai leo nhiều có tốt không?
Uống cà gai leo nhiều có tốt không là thắc mắc của nhiều người. Theo kết quả của công trình nghiên cứu liên quan tới tác dụng của cà gai leo cho thấy không tìm ra bất kỳ tác dụng phụ nào của cà gai leo với sức khỏe vì vậy việc sử dụng nhiều không gây hại tới cơ thể.
Bên cạnh đó, sử dụng cà gai leo hiệu quả với một số bệnh lý liên quan tới gan, sử dụng lâu dài có tác dụng hiệu quả trong chữa trị. Vì vậy, có thể uống nước cà gai leo thường xuyên mỗi ngày thay cho nước uống hoặc uống thay thế các loại nước trà khác.
Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng điều này. Sử dụng cà gai leo để chữa bệnh cần tuân thủ theo liều lượng nhất định, tránh gây ra hậu quả không mong muốn. Khi cố tình sử dụng liều lượng lớn và trong thời gian dài dễ gây ngộ độc. Bởi vậy, khi sử dụng mọi người nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ Đông Y để sử dụng đúng liều lượng phù hợp với bệnh lý của mình.
Đối với người bình thường sử dụng cà gai leo để bảo vệ sức khỏe và tăng cường chức năng gan thì nên dùng với liều lượng 20 – 30g/1 ngày. Với những người sử dụng cà gai leo trong chữa bệnh gan có thể dùng khoảng 100g hàng ngày, có thể kết hợp với các vị thuốc khác phối hợp cùng như mật nhân, diệp hạ châu, giảo cổ lam…để nâng cao hiệu quả điều trị,
Những đối tượng nào có thể sử dụng cà gai leo không?
Những đối tượng sử dụng cà gai leo thường là:
+ Người thường xuyên sử dụng rượu bia
+ Người bị bệnh lý về gan như viêm gan B, xơ gan, men gan cao, ung thư gan
+ Người bị vàng da, vàng mắt, ăn uống không tiêu
+ Những người thường bị ho do viêm họng, viêm amidan
+ Người bị rắn cắn
+ Người thường bị đau lưng, nhức mỏi
+ Người khỏe mạnh muốn sử dụng cà gai leo để bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan và giải độc gan
Uống cà gai leo mấy tháng thì có kết quả?
Duy trì uống cà gai leo từ 3-4 tháng tùy từng cơ địa từng người, khách hàng sẽ thấy dễ chịu , da dẻ hồng hào, ăn ngủ tốt, tinh thần thỏa mái, cải thiện nội tiết tố. Còn nếu hỗ trợ điều trị bệnh gan phải sử dụng kiên trì lâu dài từ 6 tháng đến 1 năm thì sẽ có kết quả tích cực ạ.
Uống cà gai leo cần kiêng kỵ những gì?
+ Chỉ nên dùng với một lượng vừa đủ, phù hợp với việc điều trị bệnh.
+ Không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi vì lúc này cơ thể còn yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, gan vẫn chưa hoàn thiện để hoàn thành các chức năng của mình.
+ Phụ nữ đang mang thai cũng cần thận trọng khi sử dụng, không được tự ý sử dụng nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.
+ Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên dùng cà gai leo vì có thể ảnh hưởng đến tuyến sữa, ảnh hưởng đến dưỡng chất mà bé được cung cấp từ mẹ. Nếu dùng cần có sự cho phép của bác sĩ.
Dùng cà gai leo thế nào hiệu quả nhất?
Có nhiều cách sử dụng Cà gai leo mà phổ biến nhất hiện nay là dạng sắc uống, dạng cao và dạng viên nén. Vậy dạng nào cho hiệu quả tốt nhất, chúng ta hãy cùng phân tích.
Với dạng sắc uống, người dùng có thể mua cà gai leo đã phơi sấy, sao tẩm hoặc mua dạng tươi về phơi khô để dùng dần. Người dùng chỉ cần lấy một lượng nhỏ 50g-60g cà gai leo khô đem rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước sau đó chắt nước uống hàng ngày.
Đây là cách dễ áp dụng nhất và cũng phù hợp với tâm lý người dùng vì nó thân thiện và truyền thống. Tuy nhiên, theo chuyên gia dược liệu, đây không phải là cách sử dụng cà gai leo tốt nhất vì sự đun nấu này không lấy hết được các hoạt chất quý trong Cà gai leo, có thể làm thất thoát tới 70% hàm lượng hoạt chất quý.
Vì thế, ở cà gai leo dạng sắc uống chỉ phù hợp với công dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc, nếu người dùng muốn sử dụng để hỗ trợ viêm gan virus, xơ gan sẽ không cho hiệu quả cao, vì các hoạt chất trong dược liệu chưa được, gây mất thời thời gian và công sức của người bệnh.
Dạng cao Cà gai leo cũng đang là sự lựa chọn của nhiều người. Bởi hoạt chất glycoalkaloid trong Cà gai leo sẽ thu được hàm lượng cao nhất và phát huy tác dụng tốt nhất khi ở dạng cao (chiết xuất toàn phần). Do đó, với dạng đặc nên hàm lượng dược chất lớn hơn so với dạng sắc uống, người dùng chỉ cần dùng với lượng nhỏ mà vẫn cho hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan virus, xơ gan rất tốt.
Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần dùng 3-4g cao đặc, pha với 200ml là có thể dùng ngay, tiện dụng hơn rất nhiều so với việc sắc hãm cầu kì, phức tạp. Tối ưu như vậy nhưng người dùng cũng cần biết rằng không phải cao Cà gai leo loại nào cũng tốt mà chất lượng của nó phụ thuộc rất nhiều vào quá trình cô cao.
Nếu cô cao thủ công tự nấu, nhiệt độ không ổn định, thời gian không chuẩn, lượng nước không cô cạn đúng chỉ tiêu thì cũng làm thất thoát hàm lượng hoạt chất trong Cà gai leo và giảm đáng kể chất lượng của cao. Do đó, người dùng nên chọn mua cao của các công ty uy tín, tránh việc mua phải cao chất lượng kém.
Đọc tiếp: Trà hoa vàng – Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng
Còn dạng viên nén Cà gai leo chính là dạng bào chế từ cao Cà gai leo đã làm mất nước hoàn toàn thành dạng cao khô. Đây là dạng cao cấp nhất, giúp tối ưu hóa hàm lượng hoạt chất trong Cà gai leo, thời gian bảo quản cũng lâu hơn rất nhiều nên là dạng tiện dụng nhất và rất thích hợp để mang đi xa, không phải mất công pha chế hay đun hãm. Vì thế, đây là cách sử dụng Cà gai leo được nhiều chuyên gia gan mật khuyên dùng.
Video Credit: Cây Thuốc Dân Gian Vi Diệu Nam Dược
Sử dụng cà gai leo với những công dụng tuyệt vời của chúng để nâng cao chất lượng sức khỏe, chống lại các bệnh ngày càng phổ biến, mang lại cuộc sống hạnh phúc, có nhiều năng lượng để có thể chiến đấu với một ngày dài nhiều áp lực, căng thẳng.